4.3.2.1 Các công trình dân dụng
Khuôn viên trụ sở của VQG Pù Mát đóng tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông với tổng diện tích là 134,6 ha. Trong đó bao gồm các công trình sau:
- Nhà thường trực văn phòng nhà bằng (mái) 2 tầng được xây dựng vào năm 1999 với diện tích sàn là 200 m2.
- Nhà ở của CBCNV nhà cấp 4 có diện tích là 183 m2 và được xây dựng năm 1999, hiện nay đa xuống cấp nên cần phải nâng cấp, sửa chữa.
- Nhà ăn tập thể (khu văn phòng) có diện tích 300 m2, nhà bằng được xây dựng năm 1999.
- Nhà bếp (khu văn phòng): Diện tích sàn 150 m2 được xây dựng vào năm 1996.
- Các công trình khác như sân, tường bao, nhà để xe đã được xây dựng từ khi thành lập đến nay đã xuống cấp. Trong giai đoạn tới nâng cấp nhà làm việc và sẽ tiếp tục sửa chữa nâng cấp các hạng mục trên.
4.3.2.2 Trạm Kiểm lâm
Tổng số các Trạm Kiểm lâm đã được thành lập là 11 trạm gồm:
- Trạm Cao Vều (đóng tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn): Diện tích đất sử dụng là 250 m2 diện tích mặt sàn 106 m2, nhà cấp 4 và được xây dựng năm 2002.
- Trạm Phà Lài (đóng tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông): Diện tích đất là 300 m2 diện tích xây dựng 202 m2, nhà cấp 4 xây dựng năm 1997.
- Trạm Làng Yên (đóng tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông): Diện tích đất 250 m2, diện tích xây dựng 119 m2 nhà cấp 4 xây dựng năm 1997.
- Trạm Khe Kèm (đóng tại xã Lục Dạ, huyện Con Cuông): Diện tích đất 350 m2, diện tích xây dựng là 147 m2, nhà cấp 4 xây dựng năm 2003.
- Trạm Khe Bu (đóng tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông): diện tích đất 350 m2, diện tích xây dựng 195 m2 nhà cấp 4 xây dựng năm 2003.
- Trạm Cò Phạt (đóng tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông): Diện tích đất 250 m2, diện tích xây dựng là 103 m2, nhà cấp 4 xây dựng năm 2010.
- Trạm Khe Thơi (đóng tại xã Tam Quang, huyện Tương Dương): Diện tích đất 250 m2, diện tích xây dựng là 109 m2, nhà cấp 4 xây dựng năm 1997.
- Trạm Tam Đình (đóng tại xã Tam Đình, huyện Tương Dương): Diện tích đất 3.500 m2, diện tích xây dựng là 117 m2, nhà cấp 4 xây dựng năm 2010.
- Trạm Khe Choăng (đóng tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông): Diện tích đất 1.500 m2, diện tích xây dựng là 200 m2, nhà cấp 4 xây dựng năm 2012.
- Trạm Lục Dạ (đóng tại xã Lục Dạ, huyện Con Cuông): Diện tích đất 1.500 m2, diện tích xây dựng là 100 m2, nhà cấp 4 xây dựng năm 2012.
- Trạm Tam Hợp đã hỏng cần phải sửa chữa lại.
4.3.2.3 Các công trình phục vụ bảo tồn và nghiên cứu khoa học
- Nhà đào tạo: được xây dựng năm 1999 trong khuôn viên của khu hành chính VQG có diện tích 190 m2, nhà mái bằng có lợp mái tôn.
- Nhà bảo tồn gen: được xây dựng năm 2005 trong khuôn viên của khu hành chính VQG có diện tích 908 m2, nhà mái bằng có lợp mái ngói.
- Nhà tiêu bản, hàng rào khu nuôi thả động vật hiện nay đã xuống cấp cần phải làm mới.
4.3.2.4 Các công trình phát triển du lịch và giáo dục môi trường
- Nhà giáo dục môi trường được xây dựng năm 2002 nhà bằng và có diện tích sàn là 160 m2.
- Nhà dịch vụ và điều hành du khách được xây dựng năm 2008.
- Nhà du khách được xây dựng năm 2008 nhà bằng và có diện tích sàn là 342 m2.
4.3.2.5 Đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng
Hệ thống đường tuần tra bảo vệ rừng của VQG Pù Mát trong thời gian qua, VQG Pù Mát đã sử dụng một số tuyến đường dân sinh làm đường tuần tra bảo vệ rừng. Hầu hết các tuyến này đều là đường đất nên khó khăn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng đặc biệt trong mùa mưa. Trong thời gian tới, các tuyến đường tuần tra của VQG Pù Mát cần được bê tông hóa hoặc lát đá rộng 1,2 m để phục vụ tốt hơn cho công tác bảo vệ rừng.
4.3.2.6 Công trình mốc bảo vệ và bảng niên yết
- Số lượng mốc đã đóng: 143 mốc (mốc cấp 1 là 143). Trong đó: hiện còn là 134 mốc, số mốc bị mất 9 mốc; mốc còn tốt là 129 mốc, số mốc cần tu bổ 05 mốc (vỡ mốc). Số mốc chôn đúng vị trí 134 mốc.
- Bảng nội quy bảo vệ rừng: 10 bảng nội quy được xây dựng đã lâu, một số bảng cắm không đúng vị trí (nơi cửa rừng) nội dung thể hiện trên bảng đã mờ và không còn phù hợp với công tác bảo vệ và phát triển rừng như hiện nay.
4.3.3 Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG
4.3.3.1 Kết quả hoạt động QLBVR
Công tác quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và phải đối mặt với nhiều thách thức, Vườn đã thành lập Hạt kiểm lâm và xây dựng mạng lưới QLBVR đến địa bàn tất cả các xã vùng đệm. Trong những năm qua lực lượng kiểm lâm Vườn đã quán triệt và thực hiện chỉ đạo xuyên suốt trong
công tác QLBVR theo hướng toàn diện và đồng bộ; bảo vệ tận gốc, ngăn chặn kịp thời, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, tăng cường pháp chế, thanh tra. Hạt kiểm lâm Vườn thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, vùng trọng điểm đảm bảo cho việc quản lý bảo vệ rừng được chặt chẽ và đạt hiệu quả cao. Công tác PCCCR được quan tâm và đầu tư thích đáng. Vườn đã phối hợp với các đơn vị kiểm lâm sở tại, chính quyền xã, các ban ngành như Công an, Quân đội, Bộ đội biên phòng và nhân dân địa phương trong công tác PCCCR. Phấn đấu hạn chế thiệt hại do cháy rừng gây ra đồng thời chú trọng đến công tác PCCCR ở các vùng trọng điểm.
Xây dựng hệ thống thông tin, biển báo tuyên truyền xung quanh VQG gồm: 10 bảng cấp dự báo cháy rừng, 20 bảng nội quy, quy chế rừng đặc dụng và hàng trăm bảng cấm lửa, cấm săn bắt động vật, chăn thả gia súc, chặt phá rừng...
Về việc phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, mua bán, vận chuyển, chế biến gỗ, lâm sản trái pháp luật: Mặc dù lực lượng kiểm lâm Pù Mát đã rất cố gắng trong việc tuyên truyền, nắm bắt thông tin, chủ động tuần tra rừng, kiểm tra kiểm soát lâm sản nhưng tài nguyên rừng Pù Mát vẫn đang bị xâm hại, nhiều loài động thực vật đặc hữu quý hiếm có giá trị đang bị khai thác, săn bắn trái phép làm cho số lượng giảm đi đáng kể, những tiểu khu rừng giáp đường ranh, gần cộng đồng dân cư thì mức độ xâm hại ngày càng gia tăng, khó kiểm soát. Ngoài việc khai thác gỗ trái phép, khi vào mùa măng có nhiều người dân xâm nhập trái phép vào các khu vực Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng, Phà Là và đặc biệt ở khu vực quản lý của Trạm Làng Yên có rất đông người vào rừng để thu hái, luộc, phơi sấy măng trái phép.
Tính đến ngày 25 tháng 10 năm 2012, Hạt kiểm lâm Pù Mát đã xử lý 35 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 49,765m3 gỗ các loại, 02 xe bò lốp, 01 xe kéo,
01 bình ắc quy và 01 kích điện, xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước 250.804.000 đồng.
Về săn bắt động vật hoang dã: Cùng tồn tại với vấn đề khai thác gỗ trái phép thì nạn săn bắt ĐVHD và thu hái lâm sản ngoài gỗ đang diễn ra hết sức phức tạp. Nhiều đối tượng ở các bản gần rừng cũng như ở các địa phương khác vào khu vực thượng nguồn khe Bống, khe Màng, khe Tàng, khe Bê, khe Phường, khe Ngọa, khe Chát, khu vực giáp với biên giới Việt – Lào… để rào chắn, phát lối làm đường đi cho cho động vật. Sau đó cài bẫy đánh bắt hoặc dùng súng săn, súng kíp mai phục tại những địa điểm thú rừng thường qua lại để bắn giết. Khi đã săn bắn được thú thì bỏ vào bao tải nhỏ, ngụy trang dưới nhiều dạng khác nhau. Trên đường vận chuyển ra có đối tượng đi trước dò đường để tránh sự kiểm tra thu giữ của các cơ quan chức năng và lực lượng kiểm lâm.
Về công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Với mục tiêu không có cháy rừng xẩy ra, vào đầu mùa nắng nóng, Vườn quốc gia Pù Mát đã tiến hành xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) trên cơ sở dựa vào tình hình đặc điểm của rừng đặc dụng, xem xét tới điều kiện kinh tế xã hội, nêu lên các tiểu khu trọng điểm có nguy cơ cao, xác định được nguyên nhân và các đối tượng chủ yếu có thể gây ra cháy rừng để đề ra tình huống cháy giả định, lên kế hoạch diễn tập, tuyên truyền, trực phòng cháy chữa cháy…
Nhờ làm tốt công tác tổ chức lực lượng, trong mùa nắng nóng 100% quân số có mặt tại đơn vị để thực hiện nhiệm vụ, triển khai phương án cụ thể phù hợp với từng địa bàn, ký cam kết phòng cháy chữa cháy rừng đến tận người dân tại 33 thôn bản nên trong năm 2014 trên toàn bộ diện tích vùng lõi của Vườn không có cháy rừng xẩy ra.
Hệ thống tuần tra: Hiện nay bộ phận quản lý bảo vệ chính của Vườn quốc gia gồm có 1 hạt kiểm lâm, 1 đội cơ động và hệ thống 11 trạm QLBVR đóng ở các địa bàn trên các khe suối, đường bộ ra vào gần với đường ranh giới của Vườn quốc gia nên công tác QLBVR tương đối tốt. VQG được chia thành các khu vực tuần tra, mỗi trạm được giao nhiệm vụ từng khu vực. Triển khai thường xuyên công tác tuần tra trong rừng, tổ chức các đợt truy quét tổng lực có sự phối hợp của Công an, Bộ đội và chính quyền địa phương nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng. Hiện nay VQG đã làm được 32,5 km đường tuần tra từ các trạm QLBVR đến các địa bàn trọng yếu trong vùng lõi.
Hạt Kiểm lâm là đơn vị chịu trách nhiệm chính đối với công tác bảo vệ rừng. Công tác bảo vệ rừng của VQG Pù Mát được thực hiện thông qua các trạm kiểm lâm, chốt quản lý bảo vệ rừng bố trí tại các khu vực vành đai ranh giới của vườn. Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật phương pháp và nghiên cứu các giải pháp giúp QLBVR một cách tốt nhất.
Toàn bộ diện tích rừng của Vườn quốc gia Pù Mát hiện tại được giao cho 10 trạm quản lý bảo vệ rừng địa bàn quản lý, theo dõi, giám sát. Cụ thể:
+ Trạm QLBVR Tam Đình: Quản lý 7 tiểu khu, diện tích 9.078,7 ha + Trạm QLBVR Khe Thơi: Quản lý 16 tiểu khu, diện tích 19.155,6 ha + Trạm QLBVR Khe Bu: Quản lý 7 tiểu khu, diện tích 9.140,5 ha + Trạm QLBVR Khe Choăng: Quản lý 11 tiểu khu, diện tích 15.918,9 ha + Trạm QLBVR Khe Kèm: Quản lý 4 tiểu khu, diện tích 7.066 ha + Trạm QLBVR Lục Dạ: Quản lý 3 tiểu khu, diện tích 3.534,4 ha + Trạm QLBVR Phà Lài: Quản lý 4 tiểu khu, diện tích 5.686,5 ha + Trạm QLBVR Cò Phạt: Quản lý 8 tiểu khu, diện tích 13.657,1 ha + Trạm QLBVR Làng Yên: Quản lý 5 tiểu khu, diện tích 4.106 ha + Trạm QLBVR Cao Vều: Quản lý 4 tiểu khu, diện tích 7.326,1 ha
4.3.3.2 Đánh giá thực trạng công tác QLBVR
Công tác bảo vệ rừng đã được VQG Pù Mát quan tâm đặc biệt và xem là nhiệm vụ hàng đầu trong các hoạt động nhằm bảo vệ, bảo tồn tài nguyên rừng của VQG. Các hoạt động về bảo vệ rừng đã tập trung vào các nội dung:
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát hạn chế các hoạt động trái phép của người dân vào VQG thu hái lâm sản, săn bắt, đặt bẫy thú rừng trái phép ngăn chặn việc lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy…
Phối hợp với chính quyền các xã, huyện xung quanh VQG thực hiện việc bảo vệ rừng bằng biện pháp tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng, xử lý các trường hợp vi phạm trên các lĩnh vực về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn từng địa phương.
Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm lâm, sử dụng công nghệ, dụng cụ kỹ thuật trong bảo vệ rừng như: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng, sử dụng công nghệ MapInfo, GPS, các công cụ hỗ trợ và các nội dung nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm.
Tổ chức các đợt tham quan, giao lưu với các VQG khác để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác QLBVR.
Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được cải thiện như: Một số tuyến đường được nâng cấp, cải tạo giúp cho việc đi lại thuận tiện hơn, hệ thống nhà trạm thường xuyên được trùng tu bảo dưỡng.
Tăng cường hành lang pháp lý và sự ủng hộ của chính quyền địa phương và cộng đồng: Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ rừng được nhà nước ban hành ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, VQG Pù Mát đã mở các lớp tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ địa phương và nhân dân
các thôn, xã thuộc vùng đệm, đa số người dân ủng hộ và thực hiện không vào rừng trái phép, nỗ lực cùng tham gia với VQG Pù Mát.
Song công tác bảo vệ rừng còn gặp một số khó khăn sau:
- Các hình thức vi phạm ngày càng tinh vi như việc sử dụng các bẫy thú rừng, tổ chức theo nhóm để đối phó với lực lượng kiểm lâm, những người bảo vệ rừng.
- Mặc dù công tác tuần tra bảo vệ của lực lượng kiểm lâm và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng đã có nhiều cố gắng nhưng do số dân sống ven ranh giới VQG nhiều, lực lượng bảo vệ rừng còn quá mỏng so với nhu cầu, nên tình trạng vi phạm vẫn diễn ra.
- Ranh giới quy hoạch các phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt , phân khu Phục hồi sinh thái, phân khu Dịch vụ - hành chính trên thực địa chưa rõ ràng, rất khó cho việc kiểm soát và đóng mốc phân định sau này.
- Lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn. Hệ thống trạm bảo vệ rừng, chòi canh rừng chưa được đầy đủ; hệ thống các bảng cảnh báo cháy rừng, nội quy bảo vệ VQG…một số đã xuống cấp cần được sửa chữa, bổ sung, đặc biệt các trang thiết bị cho các trạm bảo vệ rừng, phục vụ PCCCR còn thiếu…
- Diện tích rừng quản lý có quy mô lớn song hệ thống trạm kiểm soát còn mỏng và đóng rãi rác ở phía ngoài ranh giới của VQG do vậy khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.
4.3.3.3 Công tác tuyên truyền, giáo dục và đào tạo:
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục và công tác đào tạo được xem có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực QLBVR của cán bộ nhân viên của VQG, nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm trong QLBVR cho người dân địa phương, góp phần tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa KBT và người dân địa phương đặc biệt là cộng đồng vùng đệm quanh khu bảo tồn. Các hoạt
động tuyên truyền giáo dục và đào tạo tại VQG được thực hiện thông qua các dự án đầu tư, tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, cụ thể như: Dự án do VCF quỹ bảo tồn thiên nhiên tài trợ thực hiện trong hai năm 2008-2009, các hoạt động của dự án đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên của khu bảo tồn đồng thời nâng cao ý thức và tăng cường mức độ tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn, cụ thể như sau:
* Các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên của khu bảo
tồn trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng:
Dự án đã tiến hành tổ chức các lớp tập huấn đào tạo cho cán bộ của