Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 95 - 106)

3.5.2.1. Giải pháp về thủ tục hành chính

- Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất toàn huyện đến năm 2020 được phê duyệt, cần thông báo công khai những chỉ tiêu chính của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi quản lý của đơn vị mình, phù hợp với nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trên địa bàn xã, thị trấn.

- Kiên quyết không thỏa thuận đầu tư, cấp phép đầu tư, giao cấp đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với những dự án, công trình không nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tăng Cường kiểm tra giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khả thi của quy hoạch. Có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện sai mục đích khi được giao đất.

- UBND huyện chỉ đạo các ngành tiếp tục tìm các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để thực hiện đồng bộ, kịp thời các điều khoản của Luật đất đai, các chủ trương chính sách của Nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện.

- Rà soát chi tiết quỹ đất bán, cấp sai thẩm quyền của các xã, lên kế hoạch để thực hiện hợp thức hoá theo Nghị định 84 của Chính phủ.

- Có chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư phù hợp và đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền khi thực hiện dự án thu hồi, bồi thường đất đai để người dân thuộc đối tượng thu hồi đất đồng tình thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng. Giải quyết tốt chỗ ở, ổn định đời sống và tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

3.5.2.2. Giải pháp về nguồn vốn

- Huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch. Tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nhân dân bằng các phương thức tín dụng tài chính và phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

- Thực hiện chính sách khai thác quỹ đất hợp lý, phát huy tiềm năng, tăng cường thực hiện các dự án đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

3.5.2.3. Giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ, sử dụng lao động

- Rà soát danh mục công trình dự án mang tính trọng điểm có ý nghĩa là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện đã được đăng ký trong kỳ kế hoạch để tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết và xem xét thực hiện việc khảo sát đo đạc, cắm mốc và đền bù thu hồi đất theo từng dự án, công trình, nhằm khắc phục tình trạng triển khai chậm do ách tắc bởi công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Rà soát danh mục các công trình, phân loại cụ thể từng mục đích sử dụng đất trong kỳ kế hoạch, xác định cụ thể đối tượng đầu tư nhằm chủ động trong việc mời gọi vốn đầu tư. Trong đó, cần lưu ý đến mục tiêu thực hiện việc đầu tư theo hình thức xã hội hóa đối với những công trình mang tính chất đòn bẩy như: Công trình giao thông; Trung tâm thương mại và chợ.

- Tăng cường đầu tư cho việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý đất đai và sử dụng đất.

- Nâng cao trình độ trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai dưới hình thức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn thường xuyên để có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực

giúp cho Uỷ ban Nhân dân các cấp làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai năm 2003 quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Giao trách nhiệm cho ngành Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn về công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đối với cán bộ cấp cơ sở và UBND các xã, thị trấn để nâng cao năng lực quản lý. Đồng thời giúp cán bộ cơ sở có nhận thức chính xác hơn về mục đích và vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đất đai và nên hiểu quy hoạch, kế hoạch là một công cụ của quản lý Nhà nước.

- Trên cơ sở đánh giá về mặt lợi thế của từng khu vực, từng dự án UBND huyện căn cứ vào mục tiêu quy hoạch kế hoạch để xây dựng các dự án phát triển sản xuất chi tiết như: Dự án phát triển khu du lịch sinh thái, dự án phát triển vùng cây ăn quả, dự án phát triển sản xuất vùng rau màu thực phẩm, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, dự án phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và đào tạo nghề cho người lao động.

3.5.2.4. Giải pháp về kinh tế

Có chính sách ưu đãi trong đầu tư đối với những hạng mục công trình có khả năng thực hiện dưới hình thức xã hội hóa (khu đất dịch vụ để giúp người dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp, khu nhà ở cho công nhân, chợ đầu mối, các trục giao thông chính, hạ tầng của các khu công nghiệp và vùng phụ cận.

Thực hiện chính sách đổi đất tạo vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, thông qua các biện pháp: chuyển đổi vị trí các trụ sở cơ quan hành chính có lợi thế, tiềm năng về kinh doanh dịch vụ và thương mại, công nghiệp, các khu dân cư đô thị - nông thôn… đối với khu vực ven trục giao thông, các trung tâm hành chính xã, thị trấn và các chợ đầu mối.

các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng thực hiện.

Về vốn đầu tư, ngoài nguồn vốn từ ngân sách, cần tuyên truyền vận động để người dân cùng xây dựng các công trình, dự án phục vụ cho mục đích công cộng, dân sinh và an ninh quốc phòng như: giáo dục, y tế, giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng… Đồng thời, phải có biện pháp ưu đãi thiết thực; có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để chính lý biến động đất đai, đăng ký và cấp GCN… huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thông qua chính sách khuyến khích đầu tư.

Tăng cường đầu tư cho việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý đất đai trước mắt cần tập trung đầu tư xây dựng hệ thống bản đồ địa chính chính quy, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập và quản lý hồ sơ địa chính ở các cấp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Mỹ Đức cơ bản đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, của tỉnh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 2011- 2015 mặc dù các chỉ tiêu sử dụng đất đã được thực hiện nhưng vẫn có nhiều chỉ tiêu sử dụng đất chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt; cụ thể:

- Chỉ tiêu tổng đất nông nghiệp chưa đạt là 45.53% so với quy hoạch được phê duyệt, nhưng trong đó đất lúa giảm theo yêu cầu đạt 108.43%.

- Đất phi nông nghiệp đạt 13.25%, có một số chỉ tiêu vượt so với quy hoạch được phê duyệt, nhất như: đất ở tại nông thôn, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, đất cơ sở tín ngưỡng lần lượt là 256.20%, 2869.20%, 723.94%. Một số chỉ tiêu đạt thấp như: đất ở tại đô thị, đất bãi thải, xử lý chất thải, lần lượt là 17.89%, 15.10%.

- Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đạt 157.62% vượt so kế hoạch. Đối với kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017, 2018, 2019 đất nông nghiệp lần lượt đạt là 17.36%, 7.34%, 69.32%, 12.43%; Đất phi nông nghiệp lần lượt đạt là 42.95%, 14.36%, 74.67%, 32.18%. Như vậy, theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2019, đa số các loại đất chưa đạt so với kế hoạch đề ra.

2. Để thực hiện tốt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trong thời gian tới huyện cần có những giải pháp như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai nói chung và vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Thực hiện việc giao đất theo tiến độ thực hiện các công trình, dự án có quy mô diện tích lớn, để tránh tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai.

2. Kiến nghị

Để công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đi vào nề nếp, đúng pháp luật, đảm bảo tính thống nhất quản lý sử dụng đất đai, tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sử dụng đất, kiến nghị:

- Công khai rộng rãi phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong nhân dân, tạo điều kiện để người dân được tham gia đóng góp cho quy hoạch và thực hiện, chỉ đạo các ngành, địa phương lên kế hoạch và xây dựng giải pháp triển khai thực hiện quy hoạch trong lĩnh vực và trên địa bàn mình quản lý.

- Giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Khi phát sinh các yếu tố, cần xem xét thống nhất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Đề nghị UBND thành phố, các sở, ban ngành hỗ trợ và có chủ trương đẩy nhanh triển khai đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện đảm bảo thực hiện tốt Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu trong điều chỉnh quy hoạch huyện, tăng hiệu quả sử dụng đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Tử Can (2001). “Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai”, chương trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về đổi mới hệ thống Địa chính, Viện điều tra quy hoạch.

2. Võ Tử Can (2006). “Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện”, Hà Nội.

3. Vũ Thị Bình (2010). "Một vài ý kiến về quy trình quy hoạch sử dụng đất hiện nay", Hội thảo khoa học quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở, Hội khoa học Đất Việt Nam, Trường Đại học nông lâm Thái nguyên 07/11/2010, Trường Đại học nông lâm Thái nguyên.

4. Nguyễn Đình Bồng (2007). "Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp", Hội thảo khoa học về Quy hoạch sử dụng đất, Hội khoa học Đất Việt Nam, Viện Nghiên cứu Địa chính 24/8/2007, Viện Nghiên cứu Địa chính.

5. Lê Đình Thắng, Trần Tú Cường (2007) “Quy hoạch sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường” g6h7.

6. Đoàn Công Qùy (2001). Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên”, Luận Án Tiến sỹ Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Đoàn Công Quỳ (2006). Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

8. Trần Hữu Viên (2018). Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Tố Uyên (2007), Thực trạng và giải pháp từng bước thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

11. Chính phủ, (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành luật đất đai 2013.

12. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

14. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2018), Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

15. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và kế hoạch công tác năm 2016 ngành Tài nguyên và Môi trường.

16. UBND thành phố Hà Nội (2014) Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai 2013 và các nghị định của Chính phủ giao về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội; 17. Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức, Báo cáo tổng kết 5 năm công tác tài nguyên môi trường từ năm 2011 - 2019.

18. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác tài nguyên môi trường từ năm 2012 - 2018.

19. Viện điều tra quy hoạch, Tổng cục Địa chính (1998). Cơ sở lý luận khoa học của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, Hà Nội.

20. Kao, Madilen, 2001, Nghiên cứu phương pháp quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở ở một số nước trên thế giới, Việt Nam và khả năng áp dụng và Campuchia, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội

21. FAO (1993), Guideline for Land use planning. Rome, page 1.

22. Land use planning for Berlin. Keeping up with Change, Summary 2001. 23. UN, 1994 Global climate chane Internationl Symposium for environment Rio De Jannio, Brazil.

Phụ lục 1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội

bản đồ QHSD đất huyện Mỹ Đức 2020.pdf

Phụ lục 2. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 95 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)