Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất TP Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 42)

Từ tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng đất của các thành phần kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời kỳ mới, năm 2008.

Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XIV Kỳ họp thứ 05 Về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015;

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt là phương tiện để các cấp chính quyền định hướng việc sử dụng đất đai, làm tăng lợi ích cộng đồng. Nhờ có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội đã kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào các mục đích khác; chủ động trong việc khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần giúp cho các địa phương đánh giá chính xác tiềm năng đất đai của mình.

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) thành phố Hà Nội theo hướng: Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Hà Nội trong thời gian qua; xác định nhu cầu sử dụng đất bổ sung của các bộ, ngành trung ương và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố giai đoạn 2016 - 2020; xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch dụng đất cấp quốc gia và theo nhu cầu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) thành phố Hà Nội; lập bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) thành phố Hà Nội.

Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện như sau: Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của cấp huyện trong thời gian qua; xác định nhu cầu sử dụng đất bổ sung của các bộ, ngành trung ương, của thành phố và nhu cầu phát triển

kinh tế, xã hội của cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2016-2020; xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất thành phố và diện tích theo nhu cầu sử dụng đất từng năm trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện; lập bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện; giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện.

Liên quan đến nhiệm vụ trên, UBND thành phố chỉ đạo phải đánh giá chính xác tình hình, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố thời gian qua và kinh nghiệm rút ra. Việc điều chỉnh bảo đảm khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố. Rà soát, cập nhật chính xác thông tin về các công trình, dự án chưa hoặc không có khả năng thực hiện. Mặt khác, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã phải thường xuyên chủ động phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố cần được thực hiện theo đúng thời gian các bước đã được phê duyệt.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp quốc gia Cần đảm bảo minh bạch, công khai và dân chủ.

- Các quy định của pháp luật về quản lý đất đai nói chung và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng, cần kịp thời cập nhật, thông tin và truyền thông đầy đủ và kịp thời cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Các thủ tục hành chính về đất đai cần được hướng dẫn cụ thể và thực hiện đầy đủ.

- Cần xác định rõ các hạng mục ưu tiên, nguồn vốn khả thi để thực hiện các công trình, dự án có sử dụng đất đảm bảo đúng tiến độ, trên nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đốı tượng và phạm vı nghıên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020.

- Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020.

- Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020.

- Người dân và cán bộ quản lý đất đai trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các bên liên quan tới thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (nhà quản lý đất đai địa phương và người dân).

2.1.2. phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: thu thập, thống kê số liệu có được từ năm 2011 đến năm 2019.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, là một huyện nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội. Huyện có nền kinh tế đang trên đà phát triển vì thế vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 của huyện là cần thiết.

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức

- Vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; khí hậu; tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên nhân văn; tài nguyên khoáng sản.

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: + Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, một số làng nghề truyền thống. - Dân số, lao động, việc làm

- Cơ sở hạ tầng: Giao thông, thủy lợi, giáo dục- đào tạo, y tế… - Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: + Những thuận lợi, lợi thế

+ Những khó khăn, thách thức

2.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai qua các nội dung

- Công tác quản lý đất đai theo địa giới hành chính; - Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính;

- Công tác cấp GCNQSD đất;

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Công tác kiểm kê, thống kê đất đai;

- Công tác giải quyết đơn thư khiếu tố, khiếu nại về đất đai; - Công tác dồn điền đổi thửa;

2.3.3. Tình hình lập, xét duyệt và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Mỹ Đức đất của huyện Mỹ Đức

- Qúa trình lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2011-2020, trong đó có 01 lần điều chỉnh bổ xung quy hoạch vào năm 2016 (cho giai đoạn 2015-2020) do nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng của các đơn vị, tổ chức trên địa bàn huyện.

Các chỉ tiêu sử dụng đất và vị trí phân bố các loại đất theo các phương án quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt.

2.3.4. Đánh giá tình hình thực hiện phương án Quy hoạch sử dụng đất của huyện Mỹ Đức đến năm 2020 huyện Mỹ Đức đến năm 2020

- Tình hình thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được thực hiện đến năm 2016. Trong phần này, việc đánh giá được tiến hành bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu đề ra trong phương án điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và kết quả đạt được đến năm 2016 với những nội dung sau:

+ Về chỉ tiêu sử dụng đất.

+ Về diện tích chuyển mục đích sử dụng đất. + Về diện tích thu hồi đất.

+ Về diện tích chưa được sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích. - Tình hình thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được thực hiện đến năm 2020. Trong phần này, việc đánh giá được tiến hành bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu đề ra trong phương án điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và kết quả đạt được đến năm 2020 với những nội dung sau:

+ Về chỉ tiêu sử dụng đất.

+ Về diện tích chuyển mục đích sử dụng đất. + Về diện tích thu hồi đất.

+ Về diện tích chưa được sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích. - Những nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Từ việc tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương, các nguyên nhân dẫn đến điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sẽ được chỉ ra như sau:

+ Nguyên nhân về chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất đã được lập và sự phối kết hợp của các loại hình quy hoạch trên địa bàn huyện.

+ Nguyên nhân trong giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án đầu tư theo phương án quy hoạch sử dụng đất.

+ Nguyên nhân về tổ chức thực hiện quy hoạch, thực hiện Luật. + Các nguyên nhân khác.

2.3.5. Đề xuất, giải pháp nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất sử dụng đất

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sử dụng để thu thập các thông tin chưa được công bố mà phải thông qua điều tra, phỏng vấn 30 đối tượng (nhà quản lý và người dân) thông qua bộ phiếu điều tra được thiết kế sẵn.

- Nội dung phỏng vấn: tính khả thi và hợp lý của quy hoạch, sự tham gia của người dân vào phương án quy hoạch, công bố, công khai đồ án QH, KHSDĐ, vi phạm quy hoạch sử dụng, kế hoạch sử dụng đất.

- Đối tượng phỏng vấn: những người có trách nhiệm về tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch của địa phương, những người xin chuyển mục đích sử dụng đất, người dân.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được áp dụng để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu đã được công bố, đã được phê duyệt như: bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của huyện, các sở, viện nghiên cứu...

2.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu, so sánh và phân tích

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích đất, các công trình, dự án dựa vào các tiêu chí sử dụng đất trên để đánh giá đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch, mức độ thực hiện; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch và điều chỉnh QHSDĐ. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án QHSD đất. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm hỗ trợ Excel.

2.4.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ

Một trong các phương pháp trình bày là sử dụng phương pháp minh họa trên bản đồ. Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất. Các đối tượng được biểu diễn trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất, thể hiện cụ thể các yếu tố về vị trí phân bố, diện tích… Phương pháp minh họa bằng bản đồ có sử dụng các phần mềm chuyên dụng làm bản đồ (như Microstation, Autocad,…).

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đıều kıện tự nhıên, kınh tế, xã hộı, quản lý nhà nước về đất đaı của huyện Mỹ Đức, tp Hà Nộı huyện Mỹ Đức, tp Hà Nộı

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Mỹ Đức là huyện nằm phía Tây Nam thành phố Hà Nội, gồm 22 xã và thị trấn, trong đó có 12 xã đồng bằng dọc sông Đáy, 09 xã trung du và 01 xã miền núi. Trung tâm huyện cách thành phố Hà Nội 54km về phía Tây; nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 20035’40 đến 20043’40 vĩ độ Bắc và từ 105038’44 đến 105049’33 kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của thị xã giáp với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Mỹ Đức.

- Phía Đông có sông Đáy là ranh giới tự nhiên với huyện Ứng Hòa. - Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam).

- Phía Tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình). So với một số huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Mỹ đức không có nhiều ưu thế về hệ giao thông: đường bộ chỉ có 3 tuyến tỉnh lộ đã được nâng cấp nhưng vẫn còn nhỏ, các tuyến liên huyện, xã còn nhiều hạn chế đặc biệt với các phương tiện có trọng tải lớn; đường thủy chủ yếu có sông Đáy, Thanh Hà. Huyện Mỹ Đức có ưu thế về du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và năm trong vùng quy hoạch phát triển vành đai thực phẩm và vành đai xanh của thành phố Hà Nội.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Mỹ Đức nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi, nên huyện có hai dạng địa hình chính:

+ Địa hình núi đá xen kẽ với các khu vực úng trũng bao gồm 10 xã phía Tây huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá từ 150m đến

300m. Do phần lớn là núi đá vôi, qua quá trình bị nước xâm thực, nên khu vực này hình thành nhiều hang động thiên nhiên đẹp, giá trị du lịch và lịch sử lớn. Điển hình là các Động Hương Tích, Đại Binh, Người Xưa, Hang Luồn...

+ Địa hình đồng bằng gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy. Địa hình khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ Đông sang Tây, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy lợi tự chảy dùng nguồn nước sông Đáy tưới cho các đồng lúa thâm canh. Độ cao trung bình dao động trong khoảng từ 3,8m đến 7m so với mặt biển.

Phần tiếp giáp giữa các dãy núi phía Tây và đồng bằng phía Đông là vùng úng trũng: vùng này có nhiều khu vực địa hình thấp tạo thành các hồ chứa nước khá lớn như hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai, hồ Cầu Giậm, Bán Nguyệt, Ngái Lạng, Đồng suối, Thung Cấm...

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 2 mùa khá rõ nét với đặc trưng khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,1C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,6C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 7 trên 33,2C, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

- Lượng mưa bình quân năm là 1520,7 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhát có thể tới 336,1mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5-23,2mm.

3.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện có 2 sông chính chảy qua:

qua địa phận huyện Mỹ Đức dài khoảng 42km. Độ uốn khúc của sông lớn, sông bị bồi lấp mạnh. Về mùa khô, nhiều đoạn sông chỉ như một lạch nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)