3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Đức được thể hiện qua Bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Đức 2015 - 2018
ĐVT: tỷ đồng STT Hạng mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I 1 Tổng giá trị sản xuất 6267,8 6883,8 7.564,2 8326,8
Nông lâm Nghiệp, thủy sản 2228,2 2340,8 2418,8 2573,7 - Nông nghiệp 1986,8 2093,9 2168,1 2213,4 - Lâm nghiệp - Thủy sản 2,0 239,4 2,3 244,6 2,5 248,2 2,6 357,7
2 Công nghiệp- xây dựng 1866,4 2096,7 2342,6 2527.9 - Công nghiệp - Xây dựng 698,2 1168,2 783,6 1313,1 871,2 1471,4 950,2 1577,7 3 Dịch vụ thương mại 2173,2 2446,3 2802,8 3225,2
STT Hạng mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 II Cơ cấu %
- Nông lâm Nghiệp - Công nghiệp- xây dựng - Dịch vụ thương mại 100 39,9 25,0 35,1 100 33,7 30,5 35,8 100 31,5 31,5 37,0 100 30,9 30,4 38,7
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Mỹ Đức)
Từ bảng 3.1 trên cho thấy cơ kinh tế của huyện đã có những biến động theo hướng tích cực chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại - tỷ trọng nông nghiệp giảm 9% giai đoạn 2015-2018 (bình quân mỗi năm giảm 2.25%). Tốc độ tăng trưởng khá, đạt 8.21%/ năm, tạo tiền đề cho phát triển tương lai.
* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2018 là 19206,48 ha giảm 3,86% so với cùng kỳ, trong đó: cây vụ đông 2017-2018 diện tích gieo trồng: 2768,62 ha; lúa xuân diện tích gieo cấy: 7694,97 ha; lúa mùa diện tích gieo cấy: 7471,1 ha; cây màu: tổng diện tích gieo trồng 4434,0 ha.
- Chăn nuôi, thú y: Tiếp tục có bước phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2018 tổng đàn trâu bò 5349 con, tổng đàn lợn 110836 con, tổng đàn gia cầm 964844 con, thủy sản 2369,36 ha.
- Nuôi trồng thủy sản: Đây là thế mạnh của huyện. Tính đến thời điểm 31/12/2018, toàn huyện đã chuyển được 1542,65 ha từ đất lúa trũng hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình nuôi thủy sản kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.
- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện có 3914,67 ha, chiếm 16,9% diện tích tự nhiên, trong đó có 453,63 ha là rừng sản xuất và 3461 ha rừng đặc dụng. Như vậy diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng đặc dụng,
rừng sản xuất chủ yếu là mới trồng sản lượng gỗ khai thác còn hạn chế.
- Năm 2018 sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 871,2 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ yếu là dệt, may công nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Xây dựng cơ bản: Giá trị xây dựng cơ bản năm 2018 đạt 1.471,4 tỷ đồng tăng 11,8%so với cùng kỳ
* Thương mại-Dịch vụ-Du lịch: Những năm qua hoạt động thương mại- dịch vụ - du lịch của Mỹ Đức có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ trọng ngành trong cơ cấu nền kinh tế cũng tăng từ 24,65% năm 2015 lên 37% năm 2018. Năm 2018 giá trị ngành đạt 2802,8 tỷ đồng, bằng 114,6% so cùng kỳ.
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Dân số
Theo số liệu thống kê, năm 2018huyện Mỹ Đức có 199.663 người, trong đó dân số thành thị 7847 người, chiếm 3,93%, dân số nông thôn 191.816 người, chiếm 96,07% dân số toàn huyện.
Thời gian qua, do là tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, nên đã giảm được tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,05% (năm 2015) xuống còn 0,93% (năm 2018), chất lượng dân số và tuổi thọ bình quân ngày càng tăng.
* Lao động, việc làm và thu nhập
- Về lao động, tính đến 2018 số người trong độ tuổi lao động của huyện có 88.734 người, chiếm 51,9% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 52,1%; công nghiệp-xây dựng chiếm 13%; dịch vụ thương mại chiếm 34,9%. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa thật hợp lý, tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động vẫn còn phổ biến.
- Vấn đề giải quyết việc làm được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm như: lập dự án cho vay vốn để giải quyết việc làm, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn
huyện. Phát triển mạnh việc xuất khẩu lao động, hiện tại có hàng ngàn lao động đi suất khẩu và làm việc ở các doanh nghiệp trong nước.
- Thu nhập và mức sống: Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người 34,1 triệu đồng/người/năm. Những năm gần đây nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống nhiều hộ gia đình được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên rõ rệt.
3.1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
* Những thuận lợi, lợi thế
- Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường với nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng (trong đó có khu danh thắng chùa Hương), nhiều hồ tự nhiên có diện tích lớn, các di tích đền chùa có lịch sử lâu đời... là điều kiện thuận lợi và lợi thế cho huyện phát triển du lịch, dịch vụ - thương mại.
- Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai,...) phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng; nhiều hồ đầm tự nhiên và diện tích mặt nước lớn đem lại nhiều lợi thế cho huyện phát triển thủy sản khác nhau.
- Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm.
- Nền kinh tế của huyện đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Nguồn thu từ du lịch dịch vụ khá là những thuận lợi cơ bản để huyện tái đầu tư phát triển.
* Những khó khăn, hạn chế
- Về vị trí địa lý: Mỹ Đức là huyện không có lợi thế so với nhiều huyện ngoại thành khác; hệ thống giao thông đối ngoại còn nhiều hạn chế.
- Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện; khu vực dịch vụ, du lịch tuy đã phát triển,
nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
- Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
- Trình độ dân trí không đồng đều, đội ngũ quản lý vẫn còn thiếu về số lượng, trình độ chưa bắt kịp với việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Số người còn thiếu việc làm ở khu vực đô thị và nông thôn còn khá lớn; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
- Quỹ đất sản xuất nông nghiệp ít, đất chưa sử dụng chủ yếu là núi đá, điều kiện khai thác đưa vào sử dụng rất khó khăn.
* Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất.
Từ thực tế phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 10 năm qua và xu thế phát triển trong thời gian tới, cho thấy có một số vấn đề liên quan đến sử dụng quỹ đất đai của huyện cần lưu ý; yêu cầu quy hoạch sử dụng đất cần giải quyết. Những vấn đề đó là:
- Phát huy lợi thế về du lịch, dịch vụ, thương mại; những năm tới huyện Mỹ Đức sẽ tập trung, định hướng đầu tư đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực này. Khu vực này sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế và đến cuối kỳ quy hoạch sẽ là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Đi theo định hướng này, quỹ đất giành cho phát triển thương mại, dịch vụ du lịch cũng phải được ưu tiên đặc biệt.
- Là huyện vùng xa, có tới 21/22 đơn vị hành chính là nông thôn đã được quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Huyện Mỹ Đức cũng cần giành một số diện tích cho việc mở rộng và làm mới hệ thống giao thông, làm mới và nâng cấp hệ thống thủy lợi; xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, mở rộng các cơ sở giáo dục đào tạo... đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.
trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đòi hỏi phải giành một phần quỹ đất cho xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, các điểm sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ. Đây cũng là một áp lực khá lớn lên quỹ đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Việc phát triển đô thị là nhu cầu tất yếu để phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện những năm tới.
- Việc gia tăng dân số (tăng bình quân 2,2 ngàn người/năm, tương ứng khoảng 500hộ/ năm), để cấp đất ở cho các hộ tăng thêm trên, cần phải quy hoạch đất ở tăng thêm khoảng 12 ha/năm.
Như vậy phát triển kinh tế - xã hội của huyện những năm tới sẽ tạo nên những áp lực ngày càng gay gắt hơn đối với quỹ đất đai của huyện. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của huyện cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng quỹ đất theo hướng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao.