Sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế xã hội, môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 34 - 36)

Những năm gần đây, sự bùng nổ dân số cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã kéo theo nhu cầu của con người ngày càng

cao. Để đáp ứng nhu cầu trên, con người đã áp dụng những thành tựu, tiến bộ khoa học và sử dụng đất nhằm khai thác triệt để, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm và các điều kiện tồn tại và phát triển của loài người. Điều này đòi hỏi việc sử dụng đất phải đảm bảo như một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo hiệu quả sử dụng cao và liên kết được sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường.

Trong quá trình sử dụng đất trước hết bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu kinh tế trong sử dụng đất giữa chủ sử dụng thực tế và cộng đồng lớn hơn có lúc trùng nhau và có lúc không trùng nhau.

Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất của các hộ dân là nhằm làm ra sản phẩm để bán hoặc tự tiêu dùng, họ luôn cố gắng tìm ra phương thức canh tác, chăm sóc để nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất: năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng; đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các khâu chăm sóc, canh tác, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… nên hệ số sử dụng đất và năng suất cây trồng không ngừng tăng lên.

Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng về chỉ số kinh tế, nền nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với những thử thách về xã hội và môi trường. Do diện tích rừng bị chặt phá, đốt nương làm rãy nhưng thiếu các biện pháp kiểm soát xói mòn dẫn đến suy thoái độ phì. Đồng thời, do đầu tư phân bón, kỹ thuật không hợp lý và khai thác nước ngầm quá mức… gây ra những hậu quả xấu về môi trường, ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến việc sử dụng đất bền vững và gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát sâu bệnh, mất các nguồn gen quý, một số động vật, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng.

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi một quỹ đất rất lớn để đáp ứng cho các nhu cầu này. Rất nhiều diện tích đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế sản xuất nông nghiệp đã được sử dụng để xây

dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất đã làm mất đi ngày càng nhiều đất mầu mỡ trồng cây lương thực. Một bộ phận không nhỏ nông dân đã không còn đất để canh tác, gây thất nghiệp và các tệ nạn xã hội gia tăng, môi trường bị ô nhiễm do các chất thải đô thị, công nghiệp. Do vậy, quá trình sử dụng đất luôn phải đảm bảo hài hòa ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Có như vậy sử dụng đất mới đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)