Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 30 - 33)

- Điều kiện khí hậu – thủy văn Điều kiện kinh tế xã hộ

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Kế thừa tài liệu

Kế thừa số liệu của các nghiên cứu và báo cáo trước về phục hồi rừng như:

- Những số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu

- Những văn bản, quy phạm,... liên quan đến phục hồi rừng

- Những kết quả nghiên cứu trước đó về phục hồi rừng, khoanh nuôi rừng.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

a) Điều tra sơ bộ

- Khảo sát sơ bộ về thực trạng rừng ở khu vực

- Xác định các điểm, nơi đại diện cho các đối tượng điều tra

- Tiến hành khảo sát theo các tuyến để lựa chọn các OTC tạm thời để thu thập số liệu. Các OTC đảm bảo bao gồm các nhóm đối tượng điều tra.

b) Điều tra tỷ mỷ

- Thiết lập ô tiêu chuẩn

Sử dụng các phương pháp điều tra rừng truyền thống để nghiên cứu một số đặc trưng cấu trúc và tái sinh của hệ sinh thái rừng ở tỉnh Bắc Giang: Lập 16 OTC với diện tích 1000m2/OTC. Các OTC được lựa chọn điển hình, có tính đại diện cao với số lượng đủ độ tin cậy

Vị trí các OTC cách xa đường mòn ít nhất 10 m, không vượt qua dông, qua khe. Các OTC hình chữ nhật, cạnh góc vuông được xác định theo phương pháp Pitago, dùng thước dây khép góc sao cho AB2 + AC2 = BC2

Trong mỗi OTC, lập 5 ODB với diện tích mỗi ODB là 16 m2 (4x4m) để điều tra cây tái sinh và cây bụi thảm tươi.

40m 25m OTC cấp 1 (1000m2) OTC cấp 2 (16m2)

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí ODB trong OTC 1000 m2

Điều tra ô tiêu chuẩn: trong mỗi OTC mô tả các chỉ tiêu như loại rừng, trạng thái rừng, vị trí, độ dốc, độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối, và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao.

- Điều tra tầng cây cao

Điều tra toàn diện tầng cây cao trong OTC về các chỉ tiêu tiêu: Xác định tên cây từng cá thể theo tên phổ thông và tên địa phương, những loài không nhận định được, lấy tiêu bản để giám định, đánh số thứ tự từ 1 đến n toàn bộ số cây điều tra trên ô.

+ Đường kính ngang ngực (D1.3, cm) được đo bằng thước kẹp kính tại vị trí 1.3 m tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên, đơn vị đo là centimet với độ chính xác đến mm đo theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng thước sào có vạch, đo tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên. Hvn

của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, Hdc được xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tầng tán của cây rừng.

+ Đánh giá chất lượng cây thông qua các chỉ tiêu hình thái theo 3 cấp: Tốt; trung bình, xấu.

Trong đó:

Cây tốt là những cây sinh trưởng khỏe mạnh, thân thẳng, cân đối, tròn đều, tán lá cân đối không bị sâu bệnh.

Cây trung bình: sinh trưởng bình thường, tán nhỏ hoặc hơi lệch, phân cành sớm.

Cây xấu là những cây thân cong queo, tán lệch, bị sâu bệnh + Xác định độ tàn che

Dùng phương pháp vẽ trắc đồ theo phương pháp của Richards và Davis (1934) biểu diễn trên giấy kẻ ô ly được xác định cho từng ô thứ cấp theo phương pháp vẽ trắc đồ ngang. Độ tàn che tầng cây cao được xác định bằng tỷ số giữa tổng diện tích hình chiếu tán lá và tổng diện tích của ô thứ cấp.

- Điều tra tầng cây tái sinh

Điều tra tái sinh được tiến hành trên các OTC thứ cấp. Cây tái sinh được điều tra từ giai đoạn cây mạ đến giai đoạn cây tái sinh chưa tham gia vào tầng tán rừng (d < 6cm)

Trong mỗi ô dạng bản cần xác định tên cây (tên phổ thông và tên địa phương), loài chưa biết được lấy tiêu bản để giám định. Xác định đường kính gốc (D0.0) bằng thước Palme và đo chiều cao (Hvn) bằng sào khắc vạch cho từng cây tái sinh theo 3 cấp: Tốt, trung bình và xấu.

Trong đó:

+ Cây tốt: là những cây thân thẳng, cân đối, tán tròn đều, không sâu bệnh

+ Cây trung bình: sinh trưởng bình thường, tán nhỏ hoặc hơi lệch, phân cành sớm.

+ Cây xấu là những cây thân cong queo, tán lệch, bị sâu hại

- Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi

+ Điều tra cây bụi theo các chỉ tiêu: tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài trên ODB, kết quả ghi vào phiếu điều tra cây bụi.

+ Điều tra thảm tươi theo các chỉ tiêu: tên loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ODB. Các chỉ tiêu thu thập được ghi vào biểu.

- Điều tra đất

Tiến hành đào 16 phẫu diện với kích thước (1,2 x 0,8 x 1,0) phẫu diện đào tại trung tâm OTC. Mô tả phẫu diện đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm, theo hướng dẫn trong “sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995)[18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 30 - 33)