- Điều kiện khí hậu – thủy văn Điều kiện kinh tế xã hộ
2. Mật độ cây tái sinh triển vọng (cây mục đích, có phẩm chất tốt và trung bình)
4.2.2. Đặc điểm tái sinh rừng
Tái sinh là kết quả phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng (chủ yếu là các loài cây gỗ dưới tán rừng) đảm bảo cho rừng tồn tại và phát triển liên tục.
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, là một trong những quá trình quan trọng nhất của động thái rừng. Biểu hiện của tái sinh rừng là sự xuất hiện của lớp cây con dưới tán rừng, hoặc trên đất còn tính chất đất rừng. Lớp cây này sẽ dần dần thay thế lớp cây rừng thành thục, già cỗi nhờ quá trình khai thác hoặc do quá trình đào thải tự nhiên. Vì vậy nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng có ý nghĩa quan trọng, từ đó định hướng đưa ra các biện pháp lâm sinh thích hợp tác động vào rừng nhằm phục vụ mục đích của con người.
4.2.2.1. Tổ thành tầng cây tái sinh
Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây cao của rừng trong tương lai, nếu như tất cả các điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây tái sinh phát triển. Tổ thành cây tái sinh chịu nhiều ảnh hưởng của tầng cây cao do cây mẹ trực tiếp gieo giống tại chỗ.
Tổ thành cây tái sinh có ý nghĩa sinh học là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính ổn định, bền vững đa dạng của cây rừng, mối quan hệ giữa các loài với nhau và giữa chúng với môi trường xung quanh. Do đó qua công thức tổ thành có thể điều chỉnh tổ thành để phù hợp với mục đích kinh doanh và phòng hộ lâu dài.
Bảng 4.10: Công thức tổ thành cây tái sinh tính theo số cây
Xã OTC N (cây/OTC) Số loài/ OTC Công thức tổ thành Tuấn Đạo 01 32 12 2,50 Pđ + 1,88 Ctc+ 1,25 Tt+ 1,25 Sc+ 0,63 Lx + 0,63 Ngng + 1,86 Lk 02 35 14 2,00 Dgy + 1,14Mc + 1,14 Pđ + 1,14 Tt + 0,57 D + 0,57 Lc + 0,57 Lc + 0,57 Ta + 2,30 Lk 03 26 8 2,69 D + 1,92 Dgy + 1,54 Chn + 1,54 Lx + 0,77 Kch + 0,77 Sph + 0,77 Lk 04 27 11 2,22 Tt + 1,85 Bb + 1,48 Th + 0,74 Bg + 0,74 Dv + 0,74 Ta + 0,74 Xđ + 1,49 Lk 05 25 11 2,80 Tt+ 2,00 Chn + 1,60 Dv + 0,80 Ngng + 2,80 Lk 06 40 16 2,00 Bg + 1,50 Tt + 1,25 Dv + 0,75 Lx + 0,75 Rc + 0,50 Ch + 0,50 G + 0,50 Mc + 0,50 Ng + 1,75Lk 07 24 10 2,92 Tt + 1,67 Dv + 1,25 Bg + 1,25 Rc + 0,83 Lc + 2,08 Lk 08 33 11 3,03 Vt + 2,42 D + 1,21 Bg + 0,61 B + 0,61 Th + 0,61 Thu + 1,51 Lk An Châu 09 28 10 2,14 D + 1,79 Pđ + 1,43 Xđ +1,43 Tt + 1,07 Bb+ 0,71 Lx + 1,43 Lk 10 32 11 1,88 Tt + 1,56 D + 1,56Tta + 1,25 Xđ + 0,94 Dv + 0,94 Pđ + + 0,63 Nhg + 1,24 Lk 11 25 15 1,60 Lx + 1,60 Tt + 1,20 Lb + 0,80 D + 0,80 Sa + 4,00 Lk 12 28 12 3,21 Lx + 1,79 Sa + 1,43 D + 0,71 Nhg + 2,86 Lk 13 30 13 2,67 D + 2,33 Tt + 1,00 Dv + 0,67Sa + 0,67Tta + 2,66 Lk 14 27 13 2,96 Bb + 2,22 D + 0,74 Lx + 0,74 Sa + 3,34 Lk 15 29 12 2,41 Tta + 1,72 Lx + 1,72 Tt + 1,03 D + 0,69 Bb + 2,43 Lk 16 31 16 1,94 Nhg + 1,61 Vtr + 0,97 D + 0,97 Lx + 0,97 Tt +
Nhận xét
Tổ thành của tầng cây tái sinh ở các OTC thuộc hai xã, ít có sự biến đổi, hầu hết là giống với tổ thành tầng cây cao nhưng số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành là không lớn và còn có sự khác biệt về hệ số tổ thành của các loài cây tái sinh so với các loài cây ở tầng cây cao. Cụ thể:
Tại xã Tuấn Đạo, số loài tham gia vào tầng cây tái sinh từ 8 đến 16 loài, trong đó, các loài tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là các loài cây ưa sáng như: Dung giấy, Máu chó, Ba gạc, Vối thuốc… bên cạnh đó cũng thấy xuất hiện một số loài cây chịu bóng, giá trị kinh tế cao như: Dẻ, Trám trắng, Dè vàng, nhưng chỉ số của các loài này trong công thức tổ thành là chưa lớn.
Tại xã An Châu, số loài tham gia vào tầng cây tái sinh từ 10 đến 16 loài. Trong công thức tổ thành, chiếm tỷ trọng lớn lại là các loài cây chịu bóng như: Lim xanh, Dẻ, Trám trắng….ngoài ra vẫn xuất hiện một số loài cây ưa sáng nhưng với tỷ trọng thấp hơn như: Thẩu tấu, Vối thuốc…tại đây, đã có sự thay thế dần dần tổ thành của loài cây ưa sáng mọc nhanh, bằng những loài cây chịu bóng thời gian đầu, sống định cư.
Nhìn chung, từ kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần và số lượng loài cây tái sinh thuộc các lâm phần ở hai xã khá đa dạng và phong phú, bao gồm cả các loài cây ưa sáng mọc nhanh và một số loài có giá trị kinh tế nhưng với số lượng không lớn. Mặt khác, những loài cây tái sinh chủ yếu tham gia trong công thức tổ thành cây tái sinh hầu hết đều có sự kế thừa của các loài tham gia trong công thức tổ thành tầng cây cao. Điều này cho thấy, nguồn giống tái sinh chính là cây mẹ gieo giống trong lâm phần.
4.2.2.2. Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh
Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh là những chỉ tiêu quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng, tới tốc độ hình thành lên quần xã thực vật rừng trong tương lai.
Nếu lâm phần nào mà có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ lớn thì tốc độ hình thành lên quần xã thực vật rừng trong tương lai sẽ nhanh hơn so với lâm phần có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ thấp.
Nguồn gốc cây tái sinh quyết định đặc điểm và tính chất của trạng thái rừng trong tương lai. Tái sinh chồi sẽ đảm bảo cho cây con trong quần xã thực vật rừng duy trì được đặc tính di truyền của cây bố mẹ nhưng nhược điểm của nó là quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ngắn, nhanh già cỗi. Tái sinh hạt tạo nên một quần xã thực vật có độ trẻ hóa cao nhưng thời gian hình thành lên quần xã thực vật kéo dài. Mỗi một hình thức tái sinh có những ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, mỗi điều kiện lập địa sẽ có hình thức tái sinh phù hợp.
Trên cơ sở thu thập và xử lý kết quả, có bảng đánh giá phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh ở bảng 4.11
Bảng 4.11: Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh
Xã OTC N Cây/ ha Phẩm chất Nguồn gốc Tốt Tỷ lệ % TB Tỷ lệ % Xấu Tỷ lệ % Chồi Tỷ lệ % Hạt Tỷ lệ % Tuấn Đạo 01 4000 1375 34,38 1875 46,88 750 18,75 1625 40,63 2375 59,38 02 4375 2000 45,71 1625 37,14 750 17,14 875 20,00 3500 80,00 03 3250 1375 42,31 750 23,08 1125 34,62 750 23,08 2500 76,92 04 3375 1125 33,33 1750 51,85 500 14,81 1375 40,74 2000 59,26 05 3125 1250 40,00 875 28,00 1000 32,00 1250 40,00 1875 60,00 06 5000 3250 65,00 1125 22,50 625 12,50 1125 22,50 3875 77,50 07 3000 500 16,67 1125 37,50 1375 45,83 750 25,00 2250 75,00 08 4125 2500 60,61 1125 27,27 500 12,12 0 0,00 4125 100,00 TB 3781 1672 42,25 1281 34,28 828 23,47 969 26,49 2813 73,51 An Châu 09 3500 2500 71,43 750 21,43 250 7,14 250 7,14 3250 92,86 10 4000 2500 62,50 1000 25,00 500 12,50 250 6,25 3750 93,75 11 3125 2250 72,00 750 24,00 125 4,00 1000 32,00 2125 68,00 12 3500 2375 67,86 625 17,86 500 14,29 1000 28,57 2500 71,43 13 3750 2750 73,33 500 13,33 500 13,33 500 13,33 3250 86,67 14 3375 2625 77,78 500 14,81 250 7,41 375 11,11 3000 88,89 15 3625 1625 44,83 1250 34,48 750 20,69 0 0,00 3625 100,00 16 3875 2375 61,29 875 22,58 625 16,13 875 22,58 3000 77,42 TB 3594 2375 66,38 781 21,69 438 11,94 531 15,12 3063 84,88
Nhận xét
Phẩm chất cây tái sinh ở hai xã có sự khác biệt nhau: xã An Châu có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt lớn hơn xã Tuấn Đạo. Nguồn gốc cây tái sinh ở hai xã chủ yếu có nguồn gốc từ hạt ( > 50%). Cụ thể như sau:
Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm tốt ở xã Tuấn Đạo đạt 42,25% còn ở xã An Châu đạt 66,38%. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất trung bình ở xã Tuấn Đạo đạt 34,28% còn ở xã An Châu đạt 21,69%. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất xấu tại xã Tuấn Đạo là 23,47% trong khi đó tỷ lệ này ở xã An Châu đạt 11,94%. Sở sĩ có sự khác biệt trên do sự sinh trưởng của cây tái sinh bị chi phối bởi tầng cây cao thông qua ảnh hưởng của độ tàn che.
Tại xã Tuấn Đạo, cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt với bình quân chiếm 73,51% giao động từ 59,26 đến 100%, còn tại xã An Châu, cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt đạt 84,88%.
4.2.2.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Chiều cao của cây tái sinh cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn cây tái sinh có triển vọng. Quy luật phân bố cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sinh trưởng, phát triển của cây tái sinh và chất lượng của rừng sau này. Phân bố cây tái sinh theo chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là chịu sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cây tái sinh và cây bụi thảm tươi với cây tái sinh. Nếu chiều cao cây tái sinh phân bố theo mặt phẳng thẳng đứng mà không có sự tích tụ tán của cây tái sinh, chúng sẽ sinh trưởng phát triển tốt, giảm được sự cạnh tranh giữa các cây tái sinh, hạn chế được những ảnh hưởng xấu của cây bụi thảm tươi đối với cây tái sinh. Sự phân bố cây tái sinh theo chiều cao hợp lý góp phần tạo ra rừng nhiều tầng, đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, nó còn là cơ sở khoa học cho các tác động vào rừng nói chung và cây tái sinh nói riêng để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây tái
sinh. Kết quả nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao có kết quả như sau:
Bảng 4.12: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Cấp chiều cao < 0,5 (m) 0,5 đến 1 (m) 1 đến 2 (m) > 2 (m) Xã OTC N/ha N % N % N % N % Tuấn Đạo 1 4000 0 0,00 1750 43,75 1875 46,88 375 9,38 2 4375 0 0,00 1750 40,00 2000 45,71 625 14,29 3 3250 875 26,92 1125 34,62 1250 38,46 0 0,00 4 3375 375 11,11 1750 51,85 1125 33,33 125 3,70 5 3125 375 12,00 750 24,00 1625 52,00 375 12,00 6 5000 250 5,00 1875 37,50 2625 52,50 250 5,00 7 3000 1000 33,33 1375 45,83 500 16,67 125 4,17 8 4125 375 9,09 1250 30,30 1625 39,39 875 21,21 TB 3781 406 12,18 1453 38,48 1578 40,62 344 8,72 An Châu 9 3500 0 0,00 750 21,43 1000 28,57 1750 50,00 10 4000 125 3,13 625 15,63 2125 53,13 1125 28,13 11 3125 0 0,00 375 12,00 1375 44,00 1375 44,00 12 3500 125 3,57 875 25,00 1125 32,14 1375 39,29 13 3750 375 10,00 375 10,00 1250 33,33 1750 46,67 14 3375 125 3,70 1000 29,63 1250 37,04 1000 29,63 15 3625 250 6,90 1375 37,93 1625 44,83 375 10,34 16 3875 500 12,90 1125 29,03 1875 48,39 375 9,68 TB 3594 188 5,02 813 22,58 1453 40,18 1141 32,22 Nhận xét
Nhìn chung, tại hai xã đều xuất hiện cây tái sinh ở 4 cấp chiều cao, nhưng cây tái sinh chủ yếu tập trung ở cấp chiều cao 1 – 2 (m), cấp chiều cao < 0,5 (m) chiếm tỷ lệ rất thấp. Cụ thể:
40.62 38.48 40.18 22.58 22.58 12.18 5.02 8.72 32.22 0 10 20 30 40 50 1 2
Xã Tuấn Đạo Xã An Châu Tỷ lệ (%)
Từ 1 đến 2m Từ 0,5 đến 1m < 0,5m > 2m
Hình 4.9: Biểu đồ so sánh chiều cao cây tái sinh ở các cấp chiều cao
Tỷ lệ cây tái sinh thuộc cấp chiều cao từ 1 đến 2m tại xã Tuấn Đạo đạt 40,62% và xã An Châu đạt 40,18%. Tỷ lệ cây tái sinh thuộc cấp chiều cao từ 0,5 đến 1m ở xã Tuấn Đạo đạt 38,48% và ở xã An Châu đạt 22,58%. Tỷ lệ cây sinh thuộc cấp chiều cao < 0,5m ở xã Tuấn Đạo đạt 12,18% trong khi đó ở xã Tuấn Đạo là 5,02%. Tỷ lệ cây tái sinh thuộc cấp chiều cao > 2m tại xã Tuấn Đạo đạt 8,72% và ở xã An Châu đạt 32,22%.
Cấp chiều cao nhỏ hơn 0,5(m) chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này chứng tỏ rằng điều kiện cho quá trình nảy mầm và sinh trưởng của cây mạ tại rừng phục hồi đã bị hạn chế bởi: Những loài cây tiên phong ưa sáng không còn cơ hội để tái sinh do độ tàn che của rừng phục hồi đã hình thành và ngày càng lớn hoặc là do hoàn cảnh rừng phục hồi có thể chưa hoàn chỉnh để những loài cây chịu bóng tái sinh và sự thiếu hụt nguồn giống của những loài này cũng là một nguyên nhân dẫn tới cây tái sinh có chiều cao nhỏ hơn 0,5m ở đây thấp hơn so với các cấp chiều cao khác.
Giai đoạn này, cần chú tới việc tỉa thưa, loại bỏ dây leo và những cây mẹ cong queo, sâu bệnh hoặc những cây mẹ có giá trị kinh tế thấp để cải thiện điều kiện ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sinh.
4.2.2.4. Quy luật phân bố cây tái sinh trên mặt đất
Việc nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt đất là điều quan trọng trong quá trình lợi dụng tái sinh vào việc phục hồi lại các thành phần đã được lấy ra khỏi rừng. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất phụ thuộc vào đặc điểm sinh vật học của từng loài cây, khả năng phát tán hạt, độ tàn che, độ rậm rạp của tầng cây bụi, thảm tươi. Trong nhiều trường hợp, chất lượng tái sinh đã đạt yêu cầu nhưng vẫn phải tác động làm thay đổi quy luật phân bố của nó nhằm đạt được những khu rừng mong muốn trong tương lai. Vì vậy, cần phải nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt đất để đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp hơn.
Áp dụng công thức (2.37) để tính K, kết quả cho thấy hệ số K ở xã Tuấn Đạo là 0,13 - 1,19; còn ở xã An Châu là 0,05 – 1,33. Như vậy, hầu hết ở hai xã có hình thái phân bố cây tái sinh là phân bố đều chứng tỏ cây tái sinh đã qua chọn lọc (điều này thể hiện rõ ở lớp cây tái sinh có chiều cao từ 1 đến 2m chiếm tỷ lệ tương đối cao)
Bảng 4.13: Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất Xã OTC N cây/ha Xtb S2 K Hình thái phân bố
Tuấn Đạo 1 4000 6,40 1,8 0,28 Đều 2 4375 7,00 2,0 0,29 Đều 3 3250 5,20 0,7 0,13 Đều 4 3375 5,40 1,3 0,24 Đều 5 3125 5,00 1,5 0,30 Đều 6 5000 8,00 9,5 1,19 Cụm 7 3000 4,80 1,7 0,35 Đều 8 4125 6,60 2,8 0,42 Đều An Châu 9 3500 5,60 0,3 0,05 Đều 10 4000 6,40 8,3 1,30 Cụm 11 3125 5,00 2,5 0,50 Đều 12 3500 5,60 0,3 0,05 Đều 13 3750 6,00 8,0 1,33 Cụm 14 3375 5,40 5,3 0,97 Đều 15 3625 5,80 2,7 0,47 Đều 16 3875 6,20 2,2 0,35 Đều
Tuy nhiên, ở hai xã Tuấn Đạo và An Châu, hình thái phân bố cây tái sinh cũng vẫn xuất hiện phân bố cụm (đây là giai đoạn đầu của quá trình tái sinh). Cụ thể, tại xã Tuấn Đạo là OTC 06 (K = 1,19), ở xã An Châu là OTC 10 và OTC 13 (K=1,30; K =1,33). Phân bố cụm thường xuất hiện ở các OTC có mật độ tái sinh lớn. Với hình thái phân bố này, cây tái sinh sẽ phải cạnh tranh rất mạnh với nhau về nhu cầu ánh sáng và dinh dưỡng. Điều này gây trở ngại tới quá trình tái sinh của rừng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các OTC này có hình thái phân bố cụm là do thực bì ở đây phát triển không đồng đều. Ở những chỗ thực bì phát triển mạnh theo đám sẽ chèn ép cây tái sinh và cạnh