Hiệu quả phục hồi rừng bằng kỹ thuật khoanh nuôi được thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 96 - 100)

- Mật độ cây tái sinh triển vọng mục đích: 11252000 cây/ha

5.1.2. Hiệu quả phục hồi rừng bằng kỹ thuật khoanh nuôi được thể hiện

5.1.2.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

- Tổ thành tầng cây cao

+ Cấu trúc tổ thành loài theo chỉ số IV%

Ở xã Tuấn Đạo có 8 OTC trong đó số lượng loài biến động từ 14 đến 25 loài /OTC, có từ 4 – 8 loài xuất hiện trong công thức tổ thành. Xã An Châu có 8 OTC trong đó số lượng loài biến động từ 15 đến 29 loài tham gia/ OTC. Số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành là từ 5 đến 9 loài. Chỉ số IV% của các loài trong công thức tổ thành là tương đối cao điều này chứng tỏ rừng phục hồi đã có hiệu quả.

+ Cấu trúc tổ thành loài theo số cây

Xã Tuấn Đạo, số lượng loài biến động từ 14 đến 25 loài. Trong đó có từ 6 đến 8 loài tham gia có mặt trong công thức tổ thành. Xã An Châu, số lượng loài biến động từ 15 đến 29 loài. Trong đó có từ 6 đến 10 loài tham gia vào công thức tổ thành. Như vậy, quần xã thực vật rừng ở đây đa dạng về số loài nhưng số lượng loài chiếm ưu thế ít.

Ở xã Tuấn Đạo, mật độ cây bình quân là 595 cây/ha, đường kính bình quân là 12,8 cm, chiều cao vút ngọn bình quân là 10,1 m. Tổng tiết diện ngang bình quân là 9,04 m2/ha. Xã An Châu, mật độ cây bình quân là 746 cây/ha, đường kính bình quân là 13,7 cm, chiều cao vút ngọn bình quân là 11,2 m. Tổng tiết diện ngang bình quân là 13,48 m2/ha.

- Phân bố số cây theo cỡ đường kính và phân bố số cây theo cấp chiều cao

Xã Tuấn Đạo và xã An Châu, phân bố số cây theo cỡ đường kính và phân bố số cây theo cấp chiều cao chủ yếu là có dạng một đỉnh lệch trái.

- Phẩm chất tầng cây cao

Ở tầng cây cao các cây có phẩm chất tốt ở xã Tuấn Đạo là 38,41%, cây có phẩm chất trung bình chiếm 43,59%, cây có phẩm chất xấu chiếm 18,00%. Còn ở xã An Châu, cây có phẩm chất tốt chiếm 34,52%, cây có phẩm chất trung bình chiếm 44,42%, cây có phẩm chất xấu chiếm 21,06%.

Nhìn chung ở cả hai xã: ở tầng cây cao, số lượng cây có phẩm chất tốt và trung bình chiếm tỷ lệ tương đối cao.

- Phân bố số cây theo mục đích sản xuất và mục đích phòng hộ

Xã Tuấn Đạo (rừng sản xuất), mật độ cây mục đích trung bình đạt 408 cây/ha chiếm 67,13%. Cây bạn và cây phi mục đích là 188 cây/ha chiếm 32,87%. Xã An Châu (rừng phòng hộ), cây mục đích trung bình đạt 449 cây/ha chiếm 60,84%. Cây bạn và cây phi mục đích là 298 cây/ha chiếm 39,16%.

5.1.2.2. Đặc điểm tái sinh rừng

- Tổ thành loài cây tái sinh

Tại xã Tuấn Đạo có số lượng loài cây tái sinh từ 8 – 16 loài với các loài có hệ số tổ thành lớn như: Dung giấy, Ba gạc, Vối thuốc, Dẻ,…còn ở xã An

Châu có từ 10 – 16 loài tham gia vào tầng cây tái sinh. Với các loài có hệ số tổ thành lớn như: Lim xanh, Dẻ, Trám trắng...

- Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh

Xã Tuấn Đạo, cây có phẩm chất tốt đạt 44,25%, cây có phẩm chất trung bình đạt 34,28%, cây có phẩm chất xấu đạt 23,47%. Nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là từ hạt với tỷ lệ trung bình là 73,51%. Xã An Châu, cây có phẩm chất tốt đạt 66,38%, cây có phẩm chất trung bình đạt 21,69%, cây có phẩm chất xấu đạt 11,94%. Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt đạt 84,88%.

- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Ở cả hai xã Tuấn Đạo và An Châu, cây tái sinh chủ yếu nằm trong cấp chiều cao từ 1 – 2m, cây tái sinh ở cấp chiều cao < 0,5m chiếm tỷ lệ thấp nhất

- Quy luật phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Hầu hết, ở các lâm phần mạng hình phân bố cây tái sinh là phân bố đều, chỉ có OTC 06, OTC 10, OTC 13 là có phân bố cụm.

- Mật độ tái sinh và mật độ cây tái sinh có triển vọng

Xã Tuấn Đạo có mật độ cây tái sinh trung bình đạt 3781 cây/ ha, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng trung bình đạt 33,67%. Ở xã An Châu, mật độ cây tái sinh đạt 3594 cây/ha, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng trung bình đạt 67,21% .

- Phân bố cây tái sinh triển vọng theo mục đích sản xuất và mục đích phòng hộ

Ở xã Tuấn đạo, số lượng cây tái sinh mục đích triển vọng đạt 625 cây/ha chiếm 56,45%. Xã An Châu, số lượng cây tái sinh mục đích triển vọng đạt 1813 cây/ha chiếm 74,89%

- Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên ở rừng sau khoanh nuôi

Tầng cây cao ảnh hưởng tới tái sinh tự nhiên thể hiện qua hai yếu tố là nguồn cung cấp hạt giống và độ tàn che.

+ Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi ở hai xã là tương đối cao. Cùng với xu hướng giảm dần của độ che phủ và chiều cao bình quân của cây bụi, thảm tươi thì mật độ cây tái sinh triển vọng theo đó cũng tăng lên.

5.1.3. So sánh hiện trạng rừng trước và sau khoanh nuôi

Sau 9 năm (2000-2010) phục hồi rừng bằng biện pháp khoanh nuôi, các lô rừng trên đã có sự thay đổi về trạng thái. Về cơ bản các lô rừng đã được phục hồi với sự thể hiện qua sự chuyển hóa về cấp trạng thái theo hướng đi lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số OTC thì trạng thái rừng trước khi đưa vào khoanh nuôi và sau khi khoanh nuôi là như nhau.

5.1.4. Phân chia rừng sau khoanh nuôi theo mức độ thành công và mức độ tác động tác động

5.1.4.1. Phân chia rừng sau khoanh nuôi theo mức độ thành công

Đa số rừng phục hồi sau khoanh nuôi đã thành công, thu được kết quả với 11 OTC điều tra đã thành công còn lại 5 OTC điều tra không thành công

5.1.4.2. Phân chia rừng sau khoanh nuôi theo mức độ tác động

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã phân chia rừng sau khoanh nuôi thành hai đối tượng:

- Rừng khoanh nuôi thành công - Rừng khoanh nuôi không thành công

5.1.5. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh theo nhóm đối tượng

- Đối với rừng khoanh nuôi không thành công + Cải tạo rừng

+ Khoanh nuôi kết hợp xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng bổ sung - Đối với rừng khoanh nuôi thành công

5.2. Tồn tại

- Thiếu các thông tin về cấu trúc của các quần xã thực vật rừng trước khi đưa vào khoanh nuôi và số liệu theo dõi sinh trưởng và tái sinh của quần xã hàng năm.

- Chưa nghiên cứu được một số tính chất hóa lý của đất rừng ở các trạng thái rừng sau khoanh nuôi.

- Chưa nghiên cứu được đặc điểm về kinh tế xã hội, khoa học công nghệ mà chỉ tập trung nghiên cứu, đề xuất về mặt kỹ thuật.

- Chưa thử nghiệm được các kết quả nghiên cứu về phân chia rừng sau khoanh nuôi và thử nghiệm, đánh giá các kỹ thuật đã đề xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)