Đặc điểm tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 50 - 52)

- Điều kiện khí hậu – thủy văn Điều kiện kinh tế xã hộ

2. Mật độ cây tái sinh triển vọng (cây mục đích, có phẩm chất tốt và trung bình)

3.3. Đặc điểm tài nguyên rừng

Theo số liệu của UBND tỉnh Bắc Giang, năm 2007, cơ cấu diện tích các loại đất chính huyện Sơn Động gồm:

Diện tích tự nhiên: 84.432,4 ha, trong đó: - Đất Nông nghiệp = 10.096,2 hecta

- Đất lâm nghiệp = 68.348,29 hecta, trong đó + Diện tích có rừng là 58.441,09 hecta

+ Diện tích không có rừng (quy hoạch cho lâm nghiệp) là 9.907,2 hecta

- Đất khác: Ngoài hai loại đất chính trên, diện tích còn lại là 16.084,11 hecta (gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất quân sự và đất chưa sử dụng).

11%

72%17% 17%

§Êt N«ng nghiÖp §Êt l©m nghiÖp §Êt kh¸c

Hình 3.4: Diện tích các loại đất chính huyện Sơn Động

Trong tổng số 68.348,29 ha đất lâm nghiệp, diện tích đất có rừng chiếm 85,5%, gồm nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau.

Đặc điểm tài nguyên rừng ở hai xã nghiên cứu

- Xã Tuấn Đạo: Có tổng diện đất lâm nghiệp là 6278,29 ha chiếm 88,28%

diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất có rừng là 5979,79 ha chiếm 94,93% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích rừng tự nhiên của xã là 4798,39 ha chiếm 80,51% diện tích đất có rừng. Diện tích rừng trồng là 298,5 ha chiếm 5,01% diện tích đất có rừng. Diện tích đất chưa có rừng là 1181,4 ha chiếm 18,82% diện tích đất lâm nghiệp.

- Xã An Châu: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 1378,47 ha chiếm 87,43%

diện tích tự nhiên của xã. Trong đó: Diện tích đất có rừng là 1249,47 ha chiếm 90,64 diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích rừng tự nhiên là 816,87 ha chiếm 65,38% diện tích đất có rừng. Diện tích rừng trồng là 432,6 ha chiếm 34,62% diện tích đất có rừng. Diện tích đất chưa có rừng là 129,9 ha chiếm 9,42% diện tích đất lâm nghiệp.

Nhìn chung: Rừng tự nhiên ở hai xã Tuấn Đạo và An Châu chủ yếu là rừng ở các trạng thái IIA và IIB và rừng hỗn giao với các loài chủ yếu là: Trong tổ thành loài cây tiên phong ưa sáng chiếm ưu thế là: Vối thuốc, Thành ngạnh, Ba

gạc....Tuy nhiên vẫn xuất hiện một số loài cây có giá trị như: Trám, Dè vàng, Dẻ...

Về cơ bản rừng tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu của hai xã có trữ lượng còn thấp

Tài nguyên động vật rừng phong phú về chủng loại, với nhiều loài chim thú khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)