Khí hậu, thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 45 - 47)

- Điều kiện khí hậu – thủy văn Điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.2.Khí hậu, thuỷ văn

2. Mật độ cây tái sinh triển vọng (cây mục đích, có phẩm chất tốt và trung bình)

3.1.2.Khí hậu, thuỷ văn

3.1.2.1. Khí hậu

Khí hậu mang tính chất đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong một năm có 4 mùa rõ rệt:

- Mùa xuân thường có mưa bụi, độ ẩm không khí cao - Mùa hạ thường có mưa nhiều

- Mùa thu khí hậu tương đối mặt mẻ

- Mùa đông thời tiết thường rất lạnh và khô. Về chế độ nhiệt:

Nhiệt độ không khí trung bình từ 20 – 24 0C, nhiệt độ tháng cao nhất đạt 38,20C , tháng thấp nhất chỉ còn 8,90C

Về chế độ ẩm:

Độ ẩm không khí của huyện Sơn Động dao động từ 66% đến 90%, trung bình là 83 % những tháng mùa hè độ ẩm không khí cao hơn những tháng mùa đông.

Về chế độ mưa:

Lượng mưa trung bình năm là 2239 m, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 85 % lượng mưa cả năm. Trong một năm, lượng mưa tháng cao nhất đạt 537,5mm (tháng 8), tháng thấp nhất là 14,9 mm (tháng 12).

Bảng 3.1: Một số nhân tố khí hậu huyện Sơn Động

T

háng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm)

1 8,9 28,5 2 21,6 43,7 3 20,5 29,0 4 23,7 47,5 5 26,0 192,9 6 38,2 393,3 7 28,6 426,5 8 28,6 537,5 9 27,4 394,1 1 0 25,1 104,2 1 1 19,7 27,6 1 2 18,2 14,9 T B 23,9 186,6 T ổng 2239,7

(Nguồn: Trạm khí tượng Sơn Động, 2009)

Chế độ gió: Huyện Sơn Động chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông, mùa Xuân kèm theo sương muối, mưa phùn và giá lạnh (kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 1,2,3 năm sau). Gió mùa Đông Nam thường xuất hiện vào mùa Hè, mùa Thu kèm theo là mưa to và rất to, nắng nóng và giông bão (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10).

3.1.2.2. Thuỷ văn

Sơn Động là huyện đầu nguồn của hệ thống sông Lục Nam, trên địa bàn huyện có hàng trăm con suối và nhiều hồ, đập lớn. Có 4 sông đổ về hệ thống sông Lục Nam, đó là: sông An Châu bắt nguồn từ Vân Sơn, Hữu Sản;

sông An Bá bắt nguồn từ An Lạc; sông Tuấn Đạo bắt nguồn từ Thanh Sơn, Thanh Luận; sông Cẩm Đàn bắt nguồn từ Cấm Sơn, Chiêm Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 45 - 47)