CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước khi đưa vào khoanh nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 53 - 54)

- Điều kiện khí hậu – thủy văn Điều kiện kinh tế xã hộ

2. Mật độ cây tái sinh triển vọng (cây mục đích, có phẩm chất tốt và trung bình)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước khi đưa vào khoanh nuô

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước khi đưa vào khoanh nuôi

Theo hồ sơ khoanh nuôi, trạng thái các lô rừng khi đưa vào khoanh nuôi như sau:

Bảng 4.1: Trạng thái các lô rừng nghiên cứu khi đưa vào khoanh nuôi OTC

Trạng thái

năm 2000 OTC

Trạng thái năm 2000

1 Tuấn Đạo IC 9 An Châu IIA

2 Tuấn Đạo IIA 10 An Châu IIA

3 Tuấn Đạo IIA 11 An Châu IIA

4 Tuấn Đạo IC 12 An Châu IC

5 Tuấn Đạo IC 13 An Châu IIA

6 Tuấn Đạo IIA 14 An Châu IIA

7 Tuấn Đạo IC 15 An Châu IC

8 Tuấn Đạo IC 16 An Châu IIA

(Nguồn: Hồ sơ khoanh nuôi rừng của xã Tuấn Đạo và xã An Châu, năm 2000)

Nhận xét

Trạng thái của các lô rừng khi đưa vào khoanh nuôi bao gồm hai trạng thái IC và IIA. Trong 8 OTC của xã Tuấn Đạo có 5 OTC ở trạng thái IC và 3 OTC ở trạng thái IIA, trong 8 OTC của xã An Châu có 2 OTC ở trạng thái IC, 6 OTC ở trạng thái IIA

- Trạng thái IC: Kết quả tổng hợp cho thấy, trạng thái này trước khi đưa vào khoanh nuôi bao gồm chủ yếu là cây bụi thảm tươi, trảng cỏ có chiều cao trung bình trên 1m. Trong đó phổ biến là một số loài cây như: Mua ông, Mua bà, Bồ cu vẽ …bên cạnh đó còn có các loài cây con tái sinh như: Ba gạc, Máu chó, Dè vàng, phèn đen, Trám trắng…với số lượng khá cao. Tuy nhiên các cây gỗ có chiều cao và đường kính lớn hầu như không có.

- Trạng thái IIA: Trạng thái này có số lượng cây tái sinh lớn, có sự xuất hiện của tầng cây cao chủ yếu là các loài cây như: Lồm côm, Dung giấy, Máu chó, Dẻ, Trám trắng, Sai…có đường kính và chiều cao nhỏ. Tầng cây bụi, thảm tươi tương đối phát triển có chiều cao trung bình dưới 1m.

Đối tượng của phục hồi rừng bằng khoanh nuôi (QPN 14-92) là đất chưa có rừng, nương rẫy cũ, bãi phù sa mới bồi đắp.

Nhưng đối tượng của phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung đã được mở rộng hơn bao gồm: cho cả trạng thái II (IIA; IIB); III A1 và rừng trên núi đá vôi cũng như rừng có mục đích phòng hộ đầu nguồn. Do vậy, đây là đối tượng được đưa vào khoanh nuôi phục hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)