Giải pháp lâm sinh cho rừng khoanh nuôi không thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 91 - 94)

- Mật độ cây tái sinh triển vọng mục đích: 11252000 cây/ha

4.5.1. Giải pháp lâm sinh cho rừng khoanh nuôi không thành công

a) Cải tạo rừng

Cải tạo rừng hay trồng rừng thay thế: khái niệm này được hiểu là sự tái tạo năng suất và độ ổn định của một lập địa bằng cách thiết lập một thảm thực vật hoàn toàn mới để thay thế cho thảm thực vật gốc đã bị thoái hóa mạnh. Ở vùng nhiệt đới, các xã hợp thực vật được thay thế này thường đơn giản nhưng nhưng lại có năng suất cao hơn thảm thực vật gốc.

Theo thông tư 99/2006/TT-BNN[6] đã quy định: “Tuỳ theo điều kiện tự nhiên và đặc tính cây trồng mà áp dụng một trong hai phương thức sau:

- Cải tạo cục bộ: Là trồng lại rừng theo băng hoặc đám.

- Cải tạo toàn diện: Là thay toàn bộ lâm phần hiện tại bằng cách trồng lại rừng mới cây có mục đích, trên toàn bộ diện tích lô.”

Về hình thức cải tạo toàn diện (trồng rừng thay thế) là biện pháp áp dụng các nội dung kỹ thuật của chặt trắng và tái sinh nhân tạo. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng có khác nhau. Chặt trắng với tư cách là một phương thức khai thác chính chỉ áp dụng cho rừng thành thục, còn kỹ thuật chặt trắng để trồng rừng thay thế áp dụng cho rừng thứ sinh nghèo thậm chí còn ở giai đoạn rừng non.

Nội dung kỹ thuật của cải tạo toàn diện gồm các bước:

+ Xử lý thực bì rừng cũ: thường là chặt trắng, phát đốt hoặc dọn cành nhánh

+ Chọn loài cây trồng, phương pháp làm đất, thời vụ và mật độ cây trồng theo các quy đinh chung trong kỹ thuật trồng rừng hiện hành.

+ Phương thức trồng cần xây dựng theo hướng hỗn loài, đều tuổi hoặc không đều tuổi.

+ Phương hướng kỹ thuật chung cần áp dụng là thực hiện các biện pháp thâm canh, nông lâm kết hợp.

Yêu cầu đặt ra về năng suất tính theo trữ lượng của rừng trồng trong quá trình sinh trưởng là:

+ Tăng trưởng bình quân trên 5m3/ha/năm đối với nơi đất xấu hoặc cây sinh trưởng chậm.

+ Tăng trưởng bình quân trên 10 m3/ha/năm đối với cây sinh trưởng nhanh.

+ Tăng trưởng bình quân trên 15 m3/ha/năm đối với rừng thâm canh các loài cây sinh trưởng nhanh.

Cải tạo cục bộ (trồng lại rừng theo băng hoặc theo đám): Giữa cải tạo cục bộ và làm giàu rừng có sự tương đồng về mục tiêu. Làm giàu rừng là một cách xử lý mền dẻo để cải tạo lâm phần theo hướng sử dụng cây bản địa và

tạo cấu trúc hỗn loài. Tuy nhiên, giữa làm giàu rừng và cải tạo cục bộ có điểm sai khác là số lượng cây trồng làm giàu rừng ít hơn so với cải tạo cục bộ.

Do các lâm phần sẽ áp dụng giải pháp cải tạo trong nghiên cứu của đề tài là các OTC 03, 07, 08 (được quy hoạch là rừng sản xuất) vì vậy, đề tài đề xuất giải pháp cải tạo rừng là cải tạo toàn diện.

b) Xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung

Từ bảng 4.23 thấy rằng các OTC 11, 16 có mật độ tầng cây cao triển vọng là ở mức trung bình. Nhưng mật độ cây tái sinh triển vọng lại tương đối cao. Vì vậy, tiếp tục áp dụng khoanh nuôi kết hợp xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng bổ sung là một giải pháp lâm sinh có tính phù hợp cao.

Vấn đề đầu tiên trong trồng bổ sung là xác định loài cây trồng hợp lý cho từng đối tượng. Tùy thuộc vào cấu trúc hiện tại của các trạng thái, yêu cầu phục hồi rừng tại địa phương, các loài cây trồng mục đích đã xác định để quyết định lựa chọn loài cây trồng bổ sung.

Hướng mới trong chọn loài cây trồng là phải chọn loài cây đa tác dụng không chỉ cho lâm sản mà chúng còn cho các lâm sản ngoài gỗ. Qua tìm hiểu tại địa phương cho thấy cây Dẻ (Castanopsis boisii) và Trám trắng (Canarium

album) là cây thích hợp với điều kiện tự nhiên ở khu vực, cây trồng đã trồng thử nghiệm và đã cho thu hoạch. Bước đầu cho thấy hai loài này đã cho giá trị kinh tế cao.

- Số lượng cây trồng bổ sung: Số lượng cây đưa vào bổ sung cần căn cứ vào mật độ hiện tại của các trạng thái. Theo quy phạm, mục đích của khoanh nuôi phục hồi rừng là phải cải tạo ra rừng phục hồi đạt tiêu chuẩn rừng nuôi dưỡng. Rừng hỗn loài phục hồi tự nhiên ở giai đoạn thành thục có số lượng cây gỗ mục đích 500 – 600 cây/ha.

- Xử lý thực bì: Xử lý cục bộ xung quanh hố trồng, đường kính phát dọn tại vị trí hố trồng 1m, loại bỏ cây bụi rậm.

- Phương thức trồng: Trồng theo đám, khi trồng phát dọn thực bì cục bộ tại vị trí hố trồng với đường kính là 1m, khi trồng kết hợp điều chỉnh phân bố cây theo mặt phẳng ngang sao cho đều.

- Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu, đạt 12 tháng tuổi, cao từ 40 -60 cm.

- Chăm sóc: Phát dọn, vun xới xung quanh cây trồng bổ sung mỗi năm hai lần.

Như vậy: Trồng bổ sung kết hợp biện pháp phát dây leo, cây bụi xúc tiến tái sinh tự nhiên không những góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh tổ thành, mật độ, phân bố cây trên diện tích mà thông qua việc đưa một số loài cây đặc sản, cây đa tác dụng làm tăng thêm giá trị của rừng, tăng thêm thu nhập cho người dân từ những lâm sản ngoài gỗ sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả phục hồi rừng làm cơ sở đề xuất kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi tại huyện sơn động tỉnh bắc giang​ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)