Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 44 - 47)

3.2.6.1. Giao thông

* Hiện trạng về giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông chính của huyện gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường trục huyện và đường liên xã có tổng chiều dài 154,5 km. Trong đó: Đường nhựa có chiều dài 120 km, đường cấp phối có chiều dài 36,5 km, cũn lại là đường đất. Đường do trung ương quản lý 37 km (quốc lộ 6, đường quốc lộ 21A), đường tỉnh quản lý 20 km. Hai tuyến đường do Trung ương quản lý 20 km, đường huyện quản lý 97,5 km. Hai tuyến đường do trung ương quản lý đó được cải tạo nâng cấp, chất lượng tốt. Các tuyết đường do tỉnh và huyện quản lý chất lượng còn yếu, do lâu chưa được tu bổ cải tạo kịp thời nên mặt đường xấu, không đáp ứng được nhu cầu vân tải.

Đường trục xã và liên thôn có tổng chiều dài 232 km, trong đó bê tông được 30,9 km, rải cấp phối 184,8 km, đường đất 16,3 km. Đường thôn xóm, có tổng chiều dài 330,6 km, trong đó bê tông hoặc lát gạch 119,6 km, cấp phối 189,5, đường đất 21,5 km. Nhìn chung đường do xã quản lý còn yếu kém, phần lớn là đường rải cấp phối và đường đất, rất dễ hư hỏng khi bị ngập nước, lầy thụt vào mùa mưa.

* Hiện trạng đường thủy

Đường sông có khoảng 60 km. Tổng số cầu huyện Chương Mỹ hiện nay có 20 chiếc. Trong đó cầu có tỷ trọng tải trên 10 tấn trở lên có 19 chiếc. Tổng số cống 560 cái.

Nhìn chung chất lượng cầu còn hạn chế. Cầu còn hẹp, trọng tải thấp. Hầu hết các tuyến đường đều thiết kế với xe có trọng tải nhỏ, phổ biến là mặt đường hẹp, chiều rộng phổ biến từ 3,5 - 4,2 m, không đảm bảo nhu cầu lưu thông, đặc biệt là đối với các xe có trọng tải lớn.

3.2.6.2. Thuỷ lợi

Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong nhiều năm qua các công trình thuỷ lợi của huyện đã được làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê toàn huyện hiện có 89 trạm bơm tưới tiêu do nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng và có 143 máy bơm các loại đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 5.950 ha. Hệ thống mương tưới tiêu khá hoàn chỉnh:

Kênh tiêu chính có 15 tuyến dài 38,2 km; Kênh tiêu cấp 1 có chiều dài 50,5 km; Kênh tiêu cấp 2 có chiều dài 40 km; Kênh tưới cấp 2 có chiều dài 98,8 km.

3.2.6.3. Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc tới các tỉnh trong nước và trên thế giới. Tổng số máy điện thoại toàn huyện đến nay có 19.090 máy điện thoại, 32/32 xã và thị trấn đã có bưu điện và bưu cục, có 60 điểm hòa mạng Internet trên toàn huyện rất thuận tiện cho việc đàm thoại, liên lạc.

3.2.6.4. Y tế

Đến nay toàn huyện có 01 trung tâm y tế, 01 bệnh viên đa khoa, 32 trạm y tế với tổng số là 185 giường bệnh. Số cán bộ y tế là gần 300 bác sĩ, y sĩ, dược sĩ. Nhìn chung mạng lưới cơ sở y tế của huyện tương đối hoàn chỉnh, 100% các xã, thị trấn có trạm y tế. Cơ sở vật chất thiết bị được đầu tư, nâng cấp với chất lượng tốt. Chát lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được nâng lên; có 6 xã được công nhận chuẩn Quốc gia về công tác y tế cơ sở.

3.2.6.5. Văn hóa, giáo dục

Trên toàn huyện có 369 làng được công nhận làng văn hóa các cấp, trong đó có 128 làng văn hóa cấp tỉnh; 168 lượt cơ quan, đơn vị được công nhận là công sở văn hóa, bình quân mỗi năm có 18.000 hộ được công nhận gia đình văn hóa, 100% số thôn trong huyện đã có quy ước văn hóa.

+ Giáo dục mầm non: Hiện huyện có 33 trường mầm non, trong đó có 8 trường đạt chuẩn Quốc gia, 90% giáo viên đạt trình độ chuẩn.

+ Tiểu học: Hiện có 39 trường, 328 phòng học, 329 lớp học. Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt 100%; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn.

+ Trung học cơ sở: Hiện có 33 trường, 216 phòng học, 228 lớp học, 98% giáo viên đạt trình độ chuẩn.

+ Trung học phổ thông: Hiện có 5 trường, 97 lớp học, 193 giáo viên, tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng đạt 23 - 35%

+ Giáo dục thường xuyên: Tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh, các trung tâm học tập cộng đồng ở 32/32 xã, thị trấn thường xuyên, hiệu quả.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)