Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 65 - 71)

Bên cạnh những lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội các loại hình sử dụng đất cần phải đáp ứng vấn đề môi trường. Hiên nay, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau. Đối với sản xuất nông nghiệp, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất và đặc tính, chất lượng của đất.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động quản lý của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Việc nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi hỏi

phải có số liệu phân tích về các tác động của đất, nước với mẫu nông sản trong một thời gian khá dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này xin được đề cập đến một số ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu:

-Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng tới môi trường;

-Khả năng bảo vệ đất, sử dụng đất hiệu quả và bền vững của mô hình; -Khả năng bảo vệ nguồn nước, giữ nước (mối quan hệ của mô hình với ổn định nguồn nước, bảo vệ nước sạch, nước tưới);

-Tăng độ xốp của đất, tăng độ ẩm của đất, tận dụng được đất đai; - Bề dày lớp đất mặt ít bị bào mòn, năng suất ổn định theo thời gian.

4.4.3.1. Về mức sử dụng phân bón

Huyện Chương Mỹ là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, vì thế chưa tác động ở mức nghiêm trọng tới môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã và đang làm cho môi trường bị ảnh hưởng. Để bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, kết quả được thực hiện theo bảng sau:

Bảng 4.8. Lƣợng phân bón cho cây trồng chính đƣợc quy đổi ra lƣợng (N, P205, K20) và tiêu chuẩn bón phân cân đối hợp lý

STT Cây trồng

chính N(kg/ha) P205(kg/ha) K20(kg/ha)

Phân chuồng (tấn/ha) 1 Lúa xuân 148,6 176,7 80,6 12 2 Lúa mùa 124,5 100,8 45,7 9 3 Ngô 161,4 86,4 68,7 13 4 Bưởi 180,4 35 22 14 5 Ổi 145 190 145 12 6 Hoa Lan 90 200 121 8

Qua bảng trên ta thấy mức độ đầu tư phân bón của các hộ dân trong huyện là tương đối cao, với mỗi loại cây trồng khác nhau thì lượng phân bón là khác nhau và nhiều hơn so với mức tiêu chuẩn ở trên.

Người dân trong khu vực hiện nay sử dụng lượng phân chuồng nhiều do kết hợp được phân lấy từ chăn nuôi như lợn, trâu, bò... Phân hóa học cũng sử dụng nhiều, chủ yếu là NPK. Tỷ lệ bón phân trung bình giữa N: P205 : K20 theo tiêu chuẩn của Nguyễn Văn Bộ là 1: 0,5:0,3, tuy nhiên tỷ lệ bón phân cho cây đang được người nông dân sử dụng lại không đúng theo tiêu chuẩn. Vì vậy, đã gây ra ảnh hưởng xấu đến kết cấu mùn trong đất, đến hấp thu dinh dưỡng và hiệu quả phân bón vào đất không như mong muốn và đó cũng là lý do của việc sử dụng phân bón không hợp lý. Thêm nữa do mức độ đầu tư phân bón của các hộ không đồng đều (có hộ bón quá nhiều, hộ bón quá ít) nên cũng làm ảnh hưởng xấu đến đất.

Như vậy, lượng phân bón vào đất trên địa bàn khu vực là cao, chưa hợp lý, cần phải có những thông số để bón lượng phân phù hợp không gây thiếu nhưng không để dư thừa, tránh lãng phí phân bón dẫn đến mang lại năng suất cây trồng thấp và ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện cần có những hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ phận bón N: P205 : K20 cân đối cho từng loại cây trồng và điều kiện cụ thể không những tiết kiệm được phân bón, tăng năng suất mà còn tạo ra được nguồn nông sản sạch, an toàn có giá trị cao.

4.4.3.2. Về mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Qua điều tra mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ cho thấy phần lớn các hộ nông dân đều sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn của cán bộ hợp tác xã nông nghiệp hoặc cán bộ bảo vệ thực vật của địa phương. Tuy nhiên, đối với các loại cây trồng người dân chưa có ý thức phun phòng bệnh mà chỉ khi dịch chuột... Trong 90 hộ phỏng vấn thì có tới 10 hộ chiếm 11,1% tổng các hộ vẫn

sử dụng các loại thuốc hạn chế sử dụng và cấm sử dụng như Regennt 800WG, Montinor... nằm ngoài danh mục cho phép theo quy định của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn gây hậu quả khó lường cho người sử dụng được quy định.

Sau khi nghiên cứu, điều tra về kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc BVTV luận văn đưa ra một số nguyên nhân dẫn tới việc phát triển của sâu bệnh:

- Do bình quân diện tích trên đầu người thấp và người dân địa phương phần lớn sống bằng nghề nông. Để tận dụng thời gian nâng cao thu nhập cho gia đình phục vụ cho nhu cầu hằng ngày thì họ phải tăng vụ, gối vụ, xen canh vì vậy họ đã vắt kiệt làm cho đất không được nghỉ. Điều này tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển;

- Sản xuất nông nghiệp không có kế hoạch thường chạy theo lợi nhuận, thiếu sự hợp tác trong cộng đồng, ruộng đất lại được chia nhỏ lẻ, manh mún, thời vụ gieo trồng không thống nhất dẫn tới nguồn sâu bệnh di chuyển lây lan từ ruộng này sang ruộng khác tạo điều kiện cho chúng tích lũy và gia tăng số lượng nên gây hại ngày càng mạnh và càng nguy hiểm hơn;

- Công tác vệ sinh đồng ruộng sau mỗi khi thu hoạchvà trước khi gieo trồng vụ mới không được chú ý và tiến hành thường xuyên. Đồng thời một số hộ sử dụng tàn dư thực vật của cây trồng vụ trước đã nhiễm sâu bệnh làm cho phân bón dẫn tới lây lan nguồn bệnh cho vụ tiếp theo;

- Do thiếu hiểu biết về đặc điểm cảu các loại sâu bệnh hại và cách sử dụng thuốc BVTV nông dân đã sử dụng không đúng chủng loại, liều lượng và thời điểm cần dùng đã ảnh hưởng tới các loài thiên địch tự nhiên làm tăng chi phí sản xuất, giúp cho sâu quen và kháng thuốc gây nên hiện tượng bùng phát số lượng, gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là tồn dư hóa chất BVTV trong đất, nước và nông sản sẽ cao hơn;

- Các đại lý bán thuốc BVTV vì chạy theo lợi nhuận và thiếu hiểu biết về công tác BVTV nên không tư vấn đầy đủ được cho nông dân trong việc sử

dụng đúng thuốc, đúng cách, đồng thời họ còn kinh doanh những loại thuốc đã cấm và quá thời hạn sử dụng;

- Phân đạm, lân, kali có mức bón và kỹ thuật không đúng đối với cây trồng. Nhiều hộ bón nhiều đạm, không cân đối, bón không đúng thời điểm đã gây tác hại xấu cho quá trình sinh trưởng và phát triển, vì vậy mà lượng, số lần sử dụng thuốc BVTV tăng lên ảnh hưởng tới môi trường và tồn dư hóa chất trong nông sản phẩm.

Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường bằng phương pháp cho điểm của các mô hình canh tác được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.9. Hiệu quả môi trƣờng của các mô hình canh tác khu vực

Chỉ tiêu đánh giá

Mô hình canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày

Mô hình canh tác cây ăn quả và cây cảnh

Lúa 2 vụ

2 lúa 1

màu Ngô lai Bƣởi Ổi Hoa

lan

Khả năng bảo vệ đất cao 7 7 7 8 7 7

Khả năng bảo vệ nguồn nước, giữ

nước lớn 7 7 7 8 7 6

Tăng độ xốp, độ ẩm cho đất 7 7 7 9 9 8

Năng suất sản phẩm ổn định theo

thời gian 7 8 9 8 8 8

Tận dụng được đất đai 7 7 8 8 8 8

Lượng chất hữu cơ trả lại cho

đất nhiều 7 8 6 9 8 6

Ít đầu tư phân bón, thuốc BVTV 7 7 6 5 6 6 Bề dày lớp đất mặt ít bị bào mòn 7 7 6 6 6 8 Mô hình có tính hiệu quả và bền

vững cao 7 7 7 8 7 8

Tổng điểm 63 65 63 69 66 65

Xếp loại 4 3 4 1 2 3

- Đối với mô hình lúa - màu: Kiểu sử dụng đất (Lúa xuân, lúa mùa, đậu tương) là có hiệu quả nhất tuy giá trị kinh tế chưa cao nhưng hiệu quả xã hội lại cao nhất và có khả năng cải tạo đất, đây là kiểu sử dụng đất phù hợp với đất đai của huyện Chương Mỹ. Bên cạnh đó kiểu sử dụng đất (Lúa xuân, lúa mùa, ngô đông), cũng là các kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao và phù hợp với đất đai của huyện Chương Mỹ.

- Với loại hình chuyên lúa có hiệu quả không cao do một năm chỉ canh tác được 2 vụ, nhưng nó lại rất phù hợp với các diện tích úng, trũng của vùng đồi gò và đảm bảo an ninh lương thực cho huyện.

- Với loại hình chuyên rau màu: Tất cả các LUT của loại hình chuyên rau trong quá trình canh tác đều sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, làm ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là môi trường đất và môi trường nước. Do vậy, trong quá trình canh tác, nếu bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, sử dụng đất phải bón các loại phân chuồng, phân xanh, canh tác đúng cách thì các loại hình sử dụng đất này sẽ là loại hình rất tốt đối với người dân vùng đồi gò. Đối với diện tích đất chuyên rau màu tuy đạt tổng điểm không cao nhưng nên phát huy trồng cây lạc xen với cây sắn vừa có tác dụng bảo vệ đất vừa tạo ra các sản phẩm ngắn ngày phục vụ cuộc sống.

- Với LUT cây ăn quả: Nên thực hiện thâm canh cây ăn quả có giá trị cao như cây bưởi diễn. Bên cạnh đó cây ổi cũng là những cây cho hiệu quả cao.Trong những năm tới nếu thị trường ổn định và công nghiệp chế biến phát triển thì các cây này cũng rất phù hợp trong các diện tích vườn tạp của huyện Chương Mỹ.

- Với LUT hoa lan: Hoa lan Hồ Điệp, đây là 1 mô hình canh tác khác mới đối với người dân tại địa phương, nó không sử dụng đất để sinh trưởng

mà sử dụng các giá thể để bám vào cho nên tác động của nó đến đất gần như là không có, có thể tận dụng được đất đai.Hiện nay nó đang tỏ ra là 1 mô hình canh tác khá hiệu quả và có thể phát triển lâu dài, nhưng vốn ban đầu để đầu tư khá là cao cho nên không có nhiều người dân có thể áp dụng được mô hình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)