Hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 71)

Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác về mặt kinh tế - xã hội - môi trường là việc xem xét tổng hợp các mặt hiệu quả của mô hình đó, trên cơ sở xác định mức độ giao thoa của cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường, sau đó so sánh lựa chọn mô hình canh tác tốt nhất.

Việc đánh giá hiệu quả tổng hợp của một mô hình canh tác là công việc phức tạp, đòi hỏi tính khách quan cũng như sự tỷ mỷ. Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác trên địa bàn nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá đơn giản và dễ sử dụng, đó là phương pháp chỉ số canh tác của FAO (Ect). Theo phương pháp này, mô hình nào có Ect càng gần 1 thì càng có hiệu quả cao.

Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, đề tài lựa chọn các chỉ tiêu tham gia đánh giá hiệu quả tổng hợp như sau:

- Về kinh tế: Sử dụng 3 chỉ tiêu là lợi nhuận ròng (NPV) với cây dài ngày và Pt với cây hàng năm, tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) và tỷ suất thu nhập - chi phí (BCR);

- Về xã hội và môi trường: Sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu.

Kết quả tính toán chỉ tiêu Ect cho các mô hình điển hình trên địa bàn xã khu vực thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.10. Chỉ số hiệu quả tổng hợp các mô hình canh tác

TT Chỉ tiêu Xj max

Mô hình CT cây nông nghiệp ngắn ngày Mô hình CT cây ăn quả và cây cảnh

Lúa nước 2 vụ Lúa 2 vụ màu 1

vụ Ngô Bưởi ổi Hoa Lan

Giá trị Ect Giá trị Ect Giá trị Ect Giá trị Ect Giá trị Ect Giá trị Ect

1 Chỉ tiêu kinh tế 0,53 0,37 0,82 - NPV 3.073.404.959 90.832.389,2 0,059 41.582.292,5 0,027 1.536.702.479,5 1 - BCR 2,29 4,95 1 2,76 0,56 2,29 0,46 - IRR 195,91 101,62 0,52 100,85 0,51 195,91 1 - Pt 20.064.000 11.244.000 0,56 17.932.000 0,89 20.064.000 1,00 2 Chỉ tiêu xã hội 76 60 0,79 63 0,83 70 0,92 72 0,95 76 1,00 67 0,88 3 Chỉ tiêu môi trường 69 63 0,91 65 0,94 63 0,91 69 1,00 66 0,96 65 0,94 Ect tổng 0,75 0,89 0,94 0,83 0,72 0,88 Xếp hạng 6 2 1 4 5 3

Kết quả tính toán có thể thấy chỉ số hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác không có sự chênh lệch nhau lớn. Trong đó, mô hình canh tác Ngô lai 3 vụ cho hiệu quả tổng hợp cao nhất với Ect = 0,94, sau đó đến mô canh tác 2 lúa 1 màu, mô hình hoa lan hồ điệp, mô hình cây ăn quả và thấp nhất là mô hình canh tác Lúa nước 2 vụ có Ect = 0,75.

Tổng hợp có thể thấy mỗi mô hình đều có chỉ tiêu này cao, nhưng lại có chỉ tiêu khác thấp.Đây là cơ sở cải thiện và phát triển các mô hình theo hướng ngày càng hoàn thiện hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

4.5. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chƣơng Mỹ

4.5.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chương Mỹ

Trong giai đoạn tới, huyện Chương Mỹ có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ diễn ra nhanh và mạnh, diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn này cần phải xác định rõ các quan điểm phát triển như sau:

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai... tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển xã hội. Vì vậy, quan điểm khai thác, sử dụng đất nông nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng vùng cụ thể;

- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo đất, tăng tỷ lệ che phủ đất;

- Sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất;

- Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.

4.5.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp từ 5 - 10 năm tới

Để đạt được mục tiêu trên trong khi xu hướng đất nông nghiệp sẽ bị chuyển dần sang đất phi nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy, định hướng phát triển đất nông nghiệp của huyện trong thời kỳ này như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng, đảm bảo đạt khoảng trên 7.500 ha, nâng cao hệ số sử dụng đất nhằm nâng cao giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất canh tác;

- Cải tạo và đưa 500 ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng các loại cây lâm nghiệp.

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phát huy lợi thế khai thác tiềm năng vốn có để phát triển toàn diện và bền vững kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về rau quả, các loại thực phẩm sạch và chất lượng cao cho nhân dân trong huyện, phục vụ cho thị trường thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp làm ngành chủ đạo đồng thời phát triển mạnh công nghiệp - xây dựng, du lịch và các ngành dịch vụ.

Trong nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt là 45%, chăn nuôi 44,5% và nuôi trồng thuỷ sản 10,5%. Ngành trồng trọt phát triển mạnh theo chiều sâu, đầu tư thâm canh để đạt giá trị sản xuất bình quân 70 - 85 triệu đồng/ha đất canh tác vào năm 2015, diện tích gieo trồng lúa đạt 5.000 ha và sản lượng lúa đạt 35.000 tấn, tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt trên 250 tỷ đồng.

Sau khi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng,dự kiến việc bố trí loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên các vùng như sau:

Bảng 4.11. Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha)

Thực trạng Đề xuất

1. Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 7924,47 7924,47

2. Lúa - màu 1371,25 1065,8

LX - LM - Màu HQ Cao Tăng

3. Chuyên màu Ngô Lai 167,0 167,0

4. Cây ăn quả 1300,2 1500,2

Bưởi diễn HQ Cao Tăng

Ổi HQ Khá Giữ nguyên

5. Hoa Lan Lan Hồ Điệp 413,67 550

HQ cao Tăng

(Tổng hợp điều tra năm 2019)

Huyện Chương Mỹ có địa hình đồi gò phần lớn đều có độ dốc thấp (< 150), địa hình đồi gò xen lẫn ruộng trũng nên có khả năng phát triển nhiều loại hình sử dụng đất. Nên tập trung phát triển các LUT cây ăn quả, ngoài ra LUT chuyên rau màu cũng nên được chú trọng. Ngoài ra cũng lên giảm diện tích một số loại cây không còn giá trị kinh tế như thay thế trồng sắn và khoai bằng một số cây mới đem lại hiệu quả kinh tế cao như trồng lạc và đậu tương. Diện tích cây lạc, ngô ở các bãi ngoài sông cũng cần mở rộng để tận dụng diện tích chưa sử dụng và phù sa.

Huyện Chương Mỹ do có giao thông thuận tiện, có thể tập trung phát triển các LUT mang lại hiệu kinh tế và môi trường cao như các LUT 3 vụ lúa - rau màu hoặc 3 vụ chuyên rau màu và với thế mạnh là các loại rau vụ đông như súp lơ, đậu tương, ngô đông... do đó diện tích các LUT trên được mở rộng sản xuất so với hiện trạng. Một số loại cây có điều kiện phát triển cần được bổ sung như : dưa bao tử xuất khẩu và các loại hoa truyền thống hoặc 3 vụ chuyên rau màu (Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua, Lúa xuân - Lúa mùa -

Khoai tây, Cà chua - bí xanh, Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột...) và với thế mạnh là các loại rau vụ đông như súp lơ, su hào, do đó diện tích các LUT trên được mở rộng sản xuất so với hiện trạng. Một số loại cây có điều kiện phát triển cần được bổ sung như : dưa bao tử xuất khẩu và các loại hoa truyền thống.

Hoa lan Hồ Điệp là loại cây hiện tại đang mang lại giá trị rất cao cho người dân, nhu cầu của xã hội cao nên loại cây này càng có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để phát triển rộng mô hình cần cân nhắc về thị trường tiêu thụ để đảm bảo hiệu quả bền vững.

4.6. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

4.6.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vật nuôi phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch nông nghiệp phục vụ công tác đổi điền dồn thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hạn chế sự manh mún của đất đai, giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.

4.6.2. Giải pháp kĩ thuật

- Cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa thêm nhiều cây trồng mới vào vụ đông như ngô ngọt, dưa chuột bao tử, dưa chuột xuất khẩu, các loại rau sạch… tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị cao.

- Chuyển vùng đất cao 2 vụ lúa hiệu quả thấp sang 1 vụ lúa - 1 vụ màu, đặc biệt là trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao (lạc, rau màu, đậu).

- Đưa các giống lúa có chất lượng cao vào gieo cấy (LT2, LT3, Thiên hương, Bắc thơm…) trên các chân đất chuyên lúa hoặc 1 vụ lúa - 1 vụ màu.

- Chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất theo phương thức lúa - cá, V.A.C, đặc biệt cần phát triển mạnh ở một số nơi tại các xã.

+ Với phương châm sử dụng điều kiện sẵn có ở các cơ sở nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, ứng dụng các thành tựu khoa học về giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình cấp 1 hóa giống lúa trong sản xuất đại trà trên cơ sở rút kinh nghiệm và phát huy kết quả đã đạt được trên các mô hình trình diễn thâm canh.

+ Đưa các giống ngô, đậu tương có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp trong vụ đông để thay thế bộ giống cũ.

+ Chọn và tạo ra giống lúa chịu chua và chịụ úng để đưa vào sản xuất ở những vùng trũng của huyện.

+ Chọn giống rau có chất lượng cao, kết hợp đầu tư sản xuất rau giống, chuyển giao công nghệ gieo trồng cho nông dân. Mở rộng diện tích rau trái vụ, rau an toàn để cung cấp cho thị trường trong huyện và Thành phố Bắc Ninh, hướng tới xuất khẩu.

+ Đưa kỹ thuật cải tạo đất chua, khoanh vùng bờ bao để ngăn úng lụt. Chủ động thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lý, cần xây dựng thêm hệ thống kênh mương, trạm bơm đầu nguồn.

+ Thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến ngư, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.

+ Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước, ứng dụng tiến bộ công nghệ các ngành như chế biến nông sản, kinh tế trang trại… phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.

+ Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, đưa chương trình IPM vào sản xuất đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Chi cục BVTV, Tài

nguyên và môi trường… cần tham gia tích cực trong hoạt động quản lý, sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV, phân hóa học trong sản xuất rau màu của người dân.

4.6.3. Giải pháp về chính sách và vốn

- Có chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm..., nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, phát triển ngành nghề truyền thống, thương mại và dịch vụ...

- Xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ưu tiên các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

KẾT LUẬN, TỒN TÀI VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Chương Mỹ là một huyện bán sơn địa của tỉnh Thành Phố, điều kiện đất đai, địa hình tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Chương Mỹ có nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lý và triệt để. Sản xuất nông nghiệp còn chưa được chú trọng, thiếu vốn đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chậm. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hóa đang tạo ra áp lực lớn đối với quỹ đất nông nghiệp.

Đối với 3 xã được nghiên cứu trên đại bàn huyện Chương Mỹ có 6 loại hình sử dụng đất chính (LUT). Là một huyện thuộc vùng bán sơn địa có diện tích đất nông nghiệp không lớn nên hệ thống cây trồng của huyện chủ yếu là các loại cây hàng năm.

Từ kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện cho thấy:

- Về hiệu quả kinh tế: Các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao chủ yếu ở các LUT lúa - màu; tuy nhiên trong các điều kiện thích hợp như đối với đất đồi gò của 1 số xã thì các LUT cây ăn quả lại tỏ ra có hiệu quả hơn;

- Về hiệu quả xã hội: Các LUT chuyên màu và kết hợp lúa - màu thu hút được nhiều công lao động nhất, đồng thời GTGT cho 1 công lao động của các LUT này cũng có giá trị cao hơn;

- Về hiệu quả môi trường: Các LUT chuyên màu và LUT cây lâu năm có ảnh hưởng tốt đến môi trường.

Kết quả lựa chọn các loại hình sử dụng đất trên theo các vùng địa hình như sau:

- Vùng địa hình cao: Tập trung phát triển các loại cây lâu năm: bưởi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)