Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng được. Trong phạm vi của đề tài, hiệu quả xã hội của các mô hình sử dụng đất được đánh giá thông qua việc cùng người dân thảo luận, xây dựng và thống nhất đưa ra các tiêu chí sau:
- Mức độ hài lòng, khả năng chấp nhận của người dân: Tổng hợp của 4 tiêu chí nhỏ:
+ Vốn đầu tư thấp: Vốn đầu tư cho sản xuất là vấn đề được quan tâm đặc biệt với người dân miền núi, nơi có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, yếu tố kinh tế đã chi phối lựa chọn của người dân đối với các mô hình canh tác. Vốn đầu tư bao gồm tiền mặt, vật tư, công cụ sản xuất;
+ Phù hợp phong tục tập quán: Nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu, quyết định thu nhập chính của người dân, nó đã đi sâu vào đời sống vật chất và tinh thần. Các mô hình canh tác càng phù hợp với phong tục tập quán thì càng dễ phổ cập và áp dụng đối với địa phương đó, tỷ lệ người dân chấp nhận mô hình cao;
+ Kỹ thuật canh tác đơn giản: Kỹ thuật canh tác đơn giản, dễ làm, có hiệu quả cao thì dễ được người dân chấp nhận;
+ Đóng góp trong thu nhập, kinh tế hộ: Mô hình đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập kinh tế của gia đình thì được người dân ưu tiên lựa chọn.
- Điều kiện, khả năng lan rộng mô hình:
+ Sản phẩm dễ tiêu thụ: Đây là một chỉ tiêu dùng để xác định mô hình canh tác đó có thể nhân rộng và phát triển được hay không. Với người nông dân, vốn đầu tư cho sản xuất ít, tâm lý muốn thu nhanh lợi nhuận, nên mô hình canh tác nào nhanh cho sản phẩm, dễ bán trên thị trường thì dễ được người dân lựa chọn;
+ Giá thành sản phẩm cao: Mô hình canh tác nào cho sản phẩm bán ra thị trường được giá, thì mô hình canh tác đó được người dân chấp nhận;
+ Thu hút được lao động: Đây là chỉ tiêu quan trọng, vì hoạt động sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, trong năm sẽ có thời gian lao động nhàn rỗi. Mô hình canh tác nào thường xuyên tạo việc làm thì dễ thu hút người lao động hơn;
+ Nhanh cho sản phẩm thu hoạch: Loài cây trồng nào có chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh cho sản phẩm thì được người dân chấp nhận cao.
- Khả năng phát triển sản xuất hàng hóa: Là tiềm năng của loại sản phẩm đó có thể đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Kết quả đánh giá cho điểm các chỉ tiêu ở từng mô hình được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.6. Hiệu quả xã hội của các mô hình canh tác khu vực nghiên cứu
Chỉ tiêu đánh giá
Mô hình canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày
Mô hình canh tác cây công nghiệp lâu năm Lúa nƣớc 2 vụ 2 lúa 1 màu Ngô lai 3 vụ Bƣởi
diễn Ổi lê Hoa
Lan
Vốn đầu tư thấp 8 8 7 6 6 5
Kỹ thuật canh tác đơn
giản 8 8 7 8 7 5
Phù hợp với phong tục
tập quán 10 9 9 8 8 5
Thu nhập kinh tế chủ yếu 4 5 8 8 10 10 Sản phẩm bán được giá
cao, dễ tiêu thụ 7 7 7 9 10 10
Nhanh cho sản phẩm thu
hoạch 9 9 9 7 7 8
Giải quyết được nhiều
việc làm 5 7 7 8 10 10
Khả năng lan rộng trong
thôn, xã 4 5 8 8 8 4
Khả năng phát triển sản
xuất hàng hóa 5 5 8 10 10 10
Tổng điểm 60 63 70 72 76 67
Xếp hạng 6 5 3 2 1 4
(Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Do xã hội ngày càng phát triển nên nhận thức của người dân chuyển đổi cơ cấu từ lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác như công nhân và dịch vụ hoặc đi tìm việc làm ở các thành phố là rất phổ biến. Đối với huyện Chương Mỹ, do các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa đủ thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa nên việc phát triển nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm của cải vật chất xã hội và thu nhập cho nông dân, gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.
Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng. Kết quả tổng hợp ở bảng 4.7 cho thấy
Bảng 4.7. Khả năng thu hút lao động của loại hình sử dụng đất
Đơn vị: Triệu đồng
TT Loại hình sử dụng đất
Giá trị trên 1 công lao động
Số công lao động GTGT/Công
1 Chuyên Lúa 533,32 0,06
2 Lúa - màu 778,02 0,07
3 Chuyên màu 371,67 0,06
4 Cây ăn quả 452,69 0,31
5 Cây cảnh 401,73 0,29
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2019)
LUT chuyên lúa sử dụng khá ít công lao động, sử dụng trung bình ở khu vực nghiên cứu khoảng 533,32 công lao động/ha. Giá trị gia tăng trung bình trên một công lao động thấp. Tuy nhiên LUT này lại đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, phù hợp với nưng lực và điều kiện kinh tế cảu da số hộ nông dân. LUT này được nông dân coi là lấy công làm lãi nên đại bộ phận các hộ trồng lúa chủ yếu tận dụng lao động trong nhà, sản phẩm cung cấp cho gia đình là chủ yếu không sản xuất hàng hóa.
LUT lúa - màu thu hút cũng khá nhiều công lao động. Tuy công lao động vẫn còn thấp, nhưng LUT này đã giải quyết được công ăn việc làm cho lực lượng lao động thời kỳ nông nhàn.
LUT chuyên màu tuy hiệu quả xã hội không cao nhưng lại phù hợp với đất đai và địa hình của xã Quảng Bị.
LUT cây ăn quả có số công lao động khá lớn 452,69 công/ha, hiệu quả mang lại cũng tương đối 0,31 triệu đồng/1 công lao động).
LUT cây cảnh có số công lao động là 401,73, đây là 1 loại hình sử dụng đất mới nhưng đã đem lại cơ hội việc làm cho không ít người dân ở xã Thụy Hương.
Qua nghiên cứu cho thấy các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao không chỉ đòi hỏi đầu tư chi phí lớn mà còn đòi hỏi cả việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và khả năng nhạy bén với thị trường tiêu thụ của người nông dân. Vì vậy, trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, với cây trồng chủ đạo là cây lúa và rau màu thì việc nâng cao trình độ sản xuất của nông dân về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững là cần thiết. Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi, có thu nhập cao, phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các xã Thụy Hương, Lam Điền, Quảng Bị... Qua đó phần nào chúng ta có thể đánh giá được trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật và hiểu biết về thị trường của nông dân trong huyện.
Nhìn chung, các loại hình sử dụng đất đã giải quyết được một phần đáng kể công ăn việc làm cho người dân nhưng tình trạng thừa lao động vẫn sảy ra nhiều.