Để đạt được mục tiêu trên trong khi xu hướng đất nông nghiệp sẽ bị chuyển dần sang đất phi nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy, định hướng phát triển đất nông nghiệp của huyện trong thời kỳ này như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng, đảm bảo đạt khoảng trên 7.500 ha, nâng cao hệ số sử dụng đất nhằm nâng cao giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất canh tác;
- Cải tạo và đưa 500 ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng các loại cây lâm nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phát huy lợi thế khai thác tiềm năng vốn có để phát triển toàn diện và bền vững kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về rau quả, các loại thực phẩm sạch và chất lượng cao cho nhân dân trong huyện, phục vụ cho thị trường thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp làm ngành chủ đạo đồng thời phát triển mạnh công nghiệp - xây dựng, du lịch và các ngành dịch vụ.
Trong nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt là 45%, chăn nuôi 44,5% và nuôi trồng thuỷ sản 10,5%. Ngành trồng trọt phát triển mạnh theo chiều sâu, đầu tư thâm canh để đạt giá trị sản xuất bình quân 70 - 85 triệu đồng/ha đất canh tác vào năm 2015, diện tích gieo trồng lúa đạt 5.000 ha và sản lượng lúa đạt 35.000 tấn, tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt trên 250 tỷ đồng.
Sau khi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng,dự kiến việc bố trí loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên các vùng như sau:
Bảng 4.11. Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha)
Thực trạng Đề xuất
1. Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 7924,47 7924,47
2. Lúa - màu 1371,25 1065,8
LX - LM - Màu HQ Cao Tăng
3. Chuyên màu Ngô Lai 167,0 167,0
4. Cây ăn quả 1300,2 1500,2
Bưởi diễn HQ Cao Tăng
Ổi HQ Khá Giữ nguyên
5. Hoa Lan Lan Hồ Điệp 413,67 550
HQ cao Tăng
(Tổng hợp điều tra năm 2019)
Huyện Chương Mỹ có địa hình đồi gò phần lớn đều có độ dốc thấp (< 150), địa hình đồi gò xen lẫn ruộng trũng nên có khả năng phát triển nhiều loại hình sử dụng đất. Nên tập trung phát triển các LUT cây ăn quả, ngoài ra LUT chuyên rau màu cũng nên được chú trọng. Ngoài ra cũng lên giảm diện tích một số loại cây không còn giá trị kinh tế như thay thế trồng sắn và khoai bằng một số cây mới đem lại hiệu quả kinh tế cao như trồng lạc và đậu tương. Diện tích cây lạc, ngô ở các bãi ngoài sông cũng cần mở rộng để tận dụng diện tích chưa sử dụng và phù sa.
Huyện Chương Mỹ do có giao thông thuận tiện, có thể tập trung phát triển các LUT mang lại hiệu kinh tế và môi trường cao như các LUT 3 vụ lúa - rau màu hoặc 3 vụ chuyên rau màu và với thế mạnh là các loại rau vụ đông như súp lơ, đậu tương, ngô đông... do đó diện tích các LUT trên được mở rộng sản xuất so với hiện trạng. Một số loại cây có điều kiện phát triển cần được bổ sung như : dưa bao tử xuất khẩu và các loại hoa truyền thống hoặc 3 vụ chuyên rau màu (Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua, Lúa xuân - Lúa mùa -
Khoai tây, Cà chua - bí xanh, Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột...) và với thế mạnh là các loại rau vụ đông như súp lơ, su hào, do đó diện tích các LUT trên được mở rộng sản xuất so với hiện trạng. Một số loại cây có điều kiện phát triển cần được bổ sung như : dưa bao tử xuất khẩu và các loại hoa truyền thống.
Hoa lan Hồ Điệp là loại cây hiện tại đang mang lại giá trị rất cao cho người dân, nhu cầu của xã hội cao nên loại cây này càng có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để phát triển rộng mô hình cần cân nhắc về thị trường tiêu thụ để đảm bảo hiệu quả bền vững.