Các loại hình sử dụng đất hiện có của huyện được thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp từ phòng NN&PTNT và kết quả điều tra trực tiếp ở các hộ gia đình tại các địa điểm nghiên cứu. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.3. Các loại hình sử dụng đất chính ở khu vực nghiên cứu TT Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Xã Lam Điền
1 Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 278,14
2 2 Lúa - 1 Màu Lúa xuân - Lúa mùa - Màu 26,39 3 Chuyên rau màu Dưa chuột, rau cải, su hào, ngô lai 71,14 4 Cây ăn quả Bưởi diễn, ổi lê Đài Loan, nhãn lồng Hưng Yên 84,44
Xã Quảng Bị
1 Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 393,89
2 2 Lúa - 1Màu Lúa xuân - Lúa mùa - Màu 9,24
3 Chuyên rau màu Ngô lai, Đậu tương 8,98
4 Cây ăn Quả Bưởi diễn, ổi Lê Đài Loan 41,77
Xã Thụy Hƣơng
1 Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 171,36
2 2 Lúa - 1 Màu Lúa xuân - Lúa mùa - Màu 22,84 3 Chuyên Rau Màu Cà chua, Dưa chuột, bí xanh, Ngô lai 119,35
4 Cây ăn quả Ổi lê Đài Loan 34,97
Bưởi diễn 30,21
5 Hoa Lan Lan Hồ Điệp 5
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2019)
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy:
* Loại hình sử dụng đất trồng chuyên lúa
Với 393,89 ha, xã Quảng Bị có diện tích đất trồng chuyên lúa nhiều nhất trong 3 xã nghiên cứu: Lúa 2 vụ là phương thức canh tác truyền thống của người dân địa phương, được trồng trên loại đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, năng suất đạt từ 45 - 50 tạ/ha/vụ. Mô hình chuyên lúa tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các mô hình canh tác khác, nhưng do mức đầu tư thấp, thu nhập ổn định, nên loại hình này vẫn chiếm diện tích khá lớn.
Lam Điền có diện tích trồng chuyên lúa là 278,14 ha, xã Thụy Hương có diện tích đất trồng chuyên lúa là 171,36 cũng chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã. Tuy nhiên, nhiều hộ dân ở 2 xã Lam Điền và Thụy Hương không còn mặn mà với cây lúa nên đã chuyển đất trồng lúa sang trồng chuyên màu hoặc cây ăn quả để có thu nhập cao hơn.
* Loại hình sử dụng đất trồng 2 lúa - 1 màu
Để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nhiều hộ gia đình ngoài 2 vụ lúa đã tận dụng canh tác thêm 1 vụ màu với các loại cây ngắn ngày: Ngô lai, lạc, mướp, bầu, bí, đậu co ve, rau màu khác… Diện tích đất trồng 2 lúa - 1 màu trên xã Lam Điền là 26,39 ha, xã Quảng Bị là 9,24 ha, xã Thụy Hương là 22,84 ha. Góp phần làm tăng hiệu quả sửu dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
* Loại hình sử dụng đất trồng chuyên rau màu
Mô hình sử dụng đất này có công thức luân canh rất đa dạng và phong phú, phân bố 1 phần ở vùng đất bằng, trong các vườn hộ, còn lại phần lớn được trồng kết hợp với các mô hình nông nghiệp khác. Ở đây nổi bật nhất là mô hình canh tác ngô Lai 3 vụ... cho thu nhập ổn định.
- Đối với nhóm cây rau: Do nhu cầu thị trường ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng nên trong những năm qua dựa vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà người dân đã ngày càng đưa nhiều các loại giống cây trồng khác nhau vào sản xuất cho năng suất cao và chất lượng tốt. Chương Mỹ là một huyện có vị trí rất thuận lợi trong việc trồng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nên trong những năm qua đã sản xuất được nhiều loại cây thực phẩm khác nhau, không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương mà còn cung cấp cho các thị trường của các vùng lân cận (khu vực Miếu Môn, Thị trấn Xuân Mai, Thành phố Hà Đông, thành phố Hà Nội và các chợ nông thôn khác của vùng).
Kết qua điều tra cho thấy trong số các cây thực phẩm thì cây bắp cải là cho hiệu quả cao nhất, giá trị sản xuất đạt hơn 46,77 triệu đồng/ha.
Nhiều loài cây rau đang được sản xuất tại khu vực như bắp cải, su hào, cải canh, dưa chuột, cà chua, cà tím, rau muống, rau dền, mồng tơi. Các loại cây trồng này đạt giá trị 20 - 22 triệu đồng/ha. Các cây trồng trên đều là các cây trồng truyền thống, phù hợp với tập quán canh tác, phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân địa phương và điều quan trọng là sản phẩm các cây trồng đó trước đây, hiện nay và trong tương lai đều phù hợp với thị hiếu của thị trường và dễ tiêu thụ.
- Đối với nhóm cây lương thực:
Cây ngắn ngày thì cây Ngô lai đem lại hiệu quả tương đối cao với giá trị sản xuất đạt 23,34 triệu đồng/ha. Mặt khác thì cây Ngô lại rất phù hợp với đất của khu vực chân đất cao.Vì vậy, mà trong số các cây ngắn ngày thì diện tích cây ngô vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra cây đậu tương cũng cho thu nhập tương đối cao đạt trên 20 triệu đồng/ha.
* Loại hình sử dụng đất trồng chuyên cây ăn quả
Trong những năm gần đây cây Bưởi diễn đã được người dân của các xã vùng đồi gò đưa vào trồng với diện tích ngày càng lớn, do cây Bưởi diễn rất phù hợp với đất đai và khí hậu của vùng này. Chính vì vậy, mà cho năng suất và chất lượng rất cao, rất được thị trường ưa chuộng và thị trường tiêu thụ sản phẩm này cũng rất đa dạng và phong phú nên trong những năm qua cây bưởi diễn đã là cây trồng được người dân lựa chọn để đưa vào cơ cấu trồng các cây ăn quả, với giá trị sản xuất rất cao đạt 270 triệu đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động đạt 0,46 triệu đồng/công. Nhưng do kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bưởi diễn rất phức tạp nên nhiều người dân cũng chưa dám mạnh dạn lựa chọn cây trồng này.
Một số các hộ dân cũng đem cây ổi để trồng như ở xã Thụy Phương có nhiều hộ gia đình đã thành công với loại cây này, mật độ 700 cây/ha. Năng suất trung bình khoảng 11 - 15 tấn/ha/năm 1 năm và giá bán tại vườn khoảng 12.000 đ/1 kg. Cây ổi khá dễ trồng và ít sâu bệnh, với giá trị kinh tế cao nên hiện nay nhiều người dân đang chuyển dần sang trồng loại cây này.
Bên cạnh cây Bưởi diễn và cây ổi thì các cây ăn quả khác như nhãn, vải, xoài… cũng là các cây có thế mạnh của vùng và là các cây rất thích hợp để trồng trong các diện tích vườn tạp vừa bảo vệ đất vừa góp phần nâng cao đời sống của người dân. Phần lớn các loại cây ăn quả của vùng đều có chất lượng ngon, nhưng do thị trường không ổn định và công nghiệp chế biến chưa phát triển nên với khối lượng sản phẩm như hiện nay thì tiêu thụ hết nhưng nếu mở rộng diện tích, khối lượng sản phẩm lớn thì sản phẩm sẽ bị dư thừa. Đây là bài toán khó đối với lãnh đạo và nhân dân địa phương không chỉ của vùng đồi gò mà còn của nhiều vùng khác đòi hỏi phải có cách giải quyết.
Hình 4.2. Vƣờn cây ổi ở xã Thụy Hƣơng và cây bƣởi ở xã Lam Điền
* Loại hình sử dụng đất trồng cây Lan Hồ Điệp
Trong vài năm trở lại đây có một số hộ dân đã thực hiện chuyển đổi sử dụng đất để nuôi trồng cây Lan Hồ Điệp, trong những năm đầu tuy chi phí đầu tư là khá lớn nhưng loại cây này mang lại cho người dân lợi nhuận khá lớn, dễ tiêu thụ và hiện nay một số hộ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng loài cây này bước đầu cho thu nhập khá cao, nhất là vào dịp lễ tết.