7. Ngày hoàn thành đồ án:
2.4.2. Ví dụ cho phương pháp hàm tác động
Xét công nghệ như hình vẽ
a. Phân tích tín hiệu vào ra và cơ cấu chấp hành
- Các tín hiệu vào : a0 , a1 , b0 , b1 , tín hiệu khởi động m - Các tín hiệu ra : A+ , A- , B+ ,B-
- Chọn xi lanh A thực hiện quá trình xuống A+ và quá trình lên A- ,các tín hiệu điều khiển a0,a1
- Chọn xi lanh B thực hiện quá trình sang phải B+ và sang trái B- , các tín hiệu điều khiển b0,b1
-
b. Xác định biến trung gian.
Chọn biến trung gian x ( do ở công nghệ này chỉ có một trạng thái cần phân biệt) Tại vị trí E,có khả năng xảy ra 2 trường hợp
- Gặp E lần thứ nhất : có tín hiệu ra là A+
- Gặp E lần thứ hai : có tín hiệu ra là B+
Để phân biệt được hai trạng thái này cần phải có ít nhất một biến phụ, như trên ta chọn biến trung gian là x . giả sử khi gặp E lần thứ hai thì x đã xuất hiện,có nghĩa
là x xuất hiện khi bắt đầu gặp 2 ( sau khi gặp 1 lần thứ nhất) và tín hiệu x mất khi gặp 3 . lúc đó hàm tác động của biến trung gian x được xác định như sau :
fd(x) = F + x
f(x) = fd(x)fc(x) = ( F +x)G fc(x) = G
c. Viết hàm tác động của hàm tác động của các biến ra khi có biến phụ x
fd (A+) = ( E + A+)x f ( A+) = fd(A+)fc(A+) = ( E + A+)x F fc (A+) = F fd (A-) = F + A- f(A-) = fd(A-)fc(A-) = ( F + A- )E fc (A-) = E fd (B+) = ( E +B+)x f(B+) = fd(B+)fc(B+) = ( E + B+)xG fc (B+) = G fd (B-) = G + B- f(B-) = fd(B-)fc(B-) = ( G + B- )E fc (B-) = E
d. Xây dựng mạch nguyên lý điều khiển và mạch lực cho công nghệ.
d.1. Sơ đồ mạch điều khiển
với sơ bộ chọn cơ cấu chấp hành và tín hiệu điều khiển như phần a, và ta chọn phương pháp thiết kế điện khí nén rơle – tiếp điểm.
Hình 2.16. sơ đồ mạch điều khiển
Hình 2.17. sơ đồ xi lanh A
Hình 2.18. sơ đồ xi lanh B
Ấn nút khởi đông M (3;5) => rơle RA(5;2) có điện đóng tiếp điểm RA(3;7) => mạch điều khiển có điện. Trạng thái ban đầu là xi lanh A đang A- và xi lanh B đang ở B- .
Tại vị trí này thì E(7;9) tác động => rơle A+( 17;2) có điện => tiếp điểm A+(7;13) đóng lại và tiếp điểm A+(100;101) đóng lại làm cho van điện khí nén 7/5/2A chuyển trạng thái từ “0” => “1” => xi lanh A thực hiện hành trình A+ chuyển động đi xuống. Cuối hành trình đi xuống thì F(7;9) tác động => rơle X(11;2) có điện => rơle A+(17;2) mất điện => các tiếp điểm A+(7;13) và A+(100;101) mở ra => kết thúc hành trình đi xuống . Đồng thời tiếp điểm F(7;19) cũng được đóng lại => rơle A-(21;2) có điện => đóng các tiếp điểm A-(7;19) và tiếp điểm A+(100;103) được đóng lại => van điện khí nén 7/5/2A chuyển trạng thái từ “1” sang “0” => xi lanh A thực hiện hành trình A- chuyển động lên trên. Cuối hành trình A- thì tiếp điểm E(7;13) và E(7;23) đóng lại nhưng chỉ có rơle B+(25;2) có điện còn rơle A+(17;2) mất điện do tiếp điểm thường đóng x(13;15) đang bị cắt. khi đó các tiếp điểm B+(7;23) và tiếp điểm B+(100;105) được đóng lại => van 7/5/2B chuyển trạng thái từ “0” => “1” dẫn đến xi lanh B thực hiện hành trình sang phải B+. Cuối hành trình sang phải B+ thì tiếp điểm G(7;27) và G(23;25) tác động đóng điện cho rơle B-(29;2) và cắt điện rơle B+(25;2) => kết thúc hành trình sang phải, đồng thời các tiếp điểm B-(7;27) và B-(100;107) được đóng lại => van 7/5/2B chuyển trạng thái từ “1” => “0” = > xi lanh B thực hiện hành trình B- chuyển động sang trái . cuối hành trình sang trái thì các tiếp điểm E lại tác động => rơle B-(29;2) mất điện => kết thúc hành trình sang trái và đóng điện cho rơle A+(17;2) => van 7/5/2A lại chuyển trạng thái từ “0” sang trạng thái “1” => xi lanh A thực hiện hành trình A+ chuyển động đi xuống. Ở đây hệ thống lặp lại chu trình cũ. Cứ như trên đến khi ấn nút dừng D(1;3).
chương 3
THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN CHO MÔ HÌNH MÁY KHOAN TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
GRAFCET