Trong thời kì Covid, tận dụng ưu thế về quảng cáo để tạo ra những chiến dịch truyền

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu vinmart (Trang 53 - 58)

quảng cáo để tạo ra những chiến dịch truyền thông quy mô lớn để thu hút sự quan tâm và tăng mức độ trải nghiệm dịch vụ “đi chợ

ST

- Hiện nay, thị trường bán lẻ cạnh tranh vô cùng gay gắt, xuất hiện nhiều đối thủ ở cả trong lẫn ngoài nước. VinMart cần tận dùng những nguồn lực có sẵn về vốn, khả năng thích ứng cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách mở rộng điểm bán đến các thành phố nhỏ, tìm kiếm nhiều nguồn cung khác nhau, ưu tiên các nguồn cung trong nước để giảm chi phí đồng thời áp dụng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại như sử dụng Big Data tìm

giùm”.

- Với danh tiếng sẵn có và khả năng thích ứng, VinMart+ nên cho ra đời các sản phẩm mang thương hiệu của mình để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

- Đưa ra nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi đặc biệt vào các dịp Lễ lớn, tri ân khách hàng cũ, chào đón khách hàng mới.

- Nguồn vốn mạnh là điều kiện thuận lợi cho VinMart+ để phát triển về khoa học công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, nâng cao hiệu quả của kho chứa hàng cũng như đội ngũ bán hàng…

kiếm nhiều cơ hội. Ngoài ra, tạo ra sự khác biệt nâng cao vị thế trên thị trường. - Để tăng mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, VinMart cần đưa ra thêm nhiều chiến dịch quảng cáo có tầm, thu hút được người tiêu dùng. Tận dụng điểm mạnh của mình là có trình độ kĩ thuật và vốn sẵn có để tăng sự linh hoạt và gia tăng chất lượng. Đánh mạnh chất lượng của dịch vụ hậu mãi để giữ chân khách hàng.

- Để đưa thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng, VinMart cần đưa ra những chiến dịch quảng cáo phù hợp đến khách hàng mục tiêu. Xây dựng những TVC với các chủ đề gần gũi xoay quanh gia đình, người thân, bạn bè để quảng bá thương hiệu. Tận dụng vốn sẵn có, hoặc điểm khác biệt của mình so với những đối thủ cạnh tranh.

- Để giảm nguy cơ bất ổn trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh khi thực hiện hoạt động M&A, VinMart cần dựa vào danh tiếng sẵn có của mình, đồng thời năng lực lãnh đạo, khả năng thích ứng và xử lý linh hoạt để xây dựng chiến lược phù hợp.

WO

- Nếu như VinMart tập trung từ việc mở rộng thêm về các ngành hàng cung cấp đến chú trọng hơn các chất lượng cho từng mặt hàng trong chuỗi bán lẻ của mình thì các sản phẩm của VinMart được đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng.

- Với việc thị trường quốc tế đang là một miếng bánh béo bở, chưa kể chi tiêu của người tiêu dùng tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini tại ngoại quốc vẫn đang tăng trưởng ổn thì việc VinMart có chiến lược cân đối lại quỹ tài chính của công ty mẹ cho việc đầu tư vào thị trường quốc tế là một phương án tối ưu.

- VinMart nên cải thiện nhiều hơn sự ổn định tài chính, thì Vin sẽ có nhiều nguồn vốn và chi phí hơn để mở rộng thị trường, mở thêm hệ thống phân phối trong nước và có thể bành trướng ra thị trường ngoại quốc.

WT

- VinMart+ luôn gặp phải sự đối đầu trong những chương trình cạnh tranh, việc xây dựng những chương trình khuyến mãi về giá, khuyến mãi trong phí giao hàng, đẩy nhanh thời gian giao, nâng cao dịch vụ hậu mãi cho những sản phẩm thiết yếu hay làm những hoạt động kích cầu khác biệt với Bách Hóa Xanh là những đề xuất để VinMart+ thu hút khách hàng so với Bách Hóa Xanh.

- VinMart+ nên điều chỉnh lại chiến lược của doanh nghiệp, tập trung phát triển hơn vào việc xây dựng mạng lưới chuỗi hệ thống bán hàng, đầu tư nhân lực hơn để hoàn thiện và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Vì mục tiêu để chiếm lĩnh ngành bán lẻ phải đi từ việc hài lòng của khách hàng qua dịch vụ. Trước những nguy cơ bất ổn về việc thay đổi chiến lược kinh doanh khi thực hiện sát nhập VinMart+ nên củng cố lại chiến lược kinh doanh và phát huy những thế mạnh sẵn có.

- Tốc độ tăng doanh thu của Bách Hóa Xanh đang vượt trội hơn rất nhiều so với VinCommerce. Các cửa hàng VinMart+ đang có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian, kèm theo đó là mức độ đa dạng của sản phẩm trong VinMart+ cũng dần giảm. Đã có nhiều ý kiến cho rằng các thực phẩm tươi sống của VinMart+ không được tươi ngon như Bách Hóa Xanh, vì vậy cần cải thiện về chất lượng của các cửa hàng, thường xuyên vệ sinh cũng như đổi mới các cửa hàng đã tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt là phải chú trọng đến chất lượng của các mặt hàng tươi sống. - Nhu cầu của khách hàng luôn ngày càng tăng, việc củng cố chất lượng sản phẩm đã có thôi chưa đủ, VinMart+ nên lên kế hoạch nhập các loại sản phẩm mới (ví dụ: hàng nội địa của Hàn, Trung…) đang được ưa chuộng, việc có thêm sản phẩm mới lạ, độc quyền sẽ thu hút được sức mua hơn, cạnh tranh được với các thương hiệu bán lẻ nước ngoài. Đồng thời những gói hàng phục vụ dịch vụ, y tế, giáo dục, làm đẹp,... cũng là những mặt hàng sản phẩm đang được khách hàng tìm kiếm và có nhu cầu cao, VinMart+ nên đẩy mạnh phát triển thêm về cung cấp sâu hơn loại hình sản phẩm này.

VINMART6. Ma trận BCG 6. Ma trận BCG

Đối với ma trận BCG, có thể thấy được VinMart+ đang ở vị trí ngôi sao và sử dụng chiến lược phát triển, sở dĩ nói như vậy là do trong lĩnh vực này, thị phần tương đối của VinMart+ đang là ở mức cao hơn khá nhiều so với các thương hiệu còn lại. Bên cạnh đó là việc tốc độ tăng trưởng thị trường cũng đang ở mức cao. Tốc độ ấy được thể hiện qua:

- Tăng trưởng khả quan trong khó khăn

Trong những năm qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu hút hàng loạt các tên tuổi bán lẻ lớn trong khu vực và thế giới. Lý giải về sức hút này, một chuyên gia trong ngành cho rằng, đó là nhờ những yếu tố “vàng” như quy mô dân số lớn (gần 100 triệu dân), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và tỷ lệ đô thị hóa cao

Trong những năm qua cùng với sự mở rộng về quy mô, ngành bán lẻ Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng 2 con số. Trong 4 năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, ước đạt 11,2%/năm. Từ năm 2006-2018, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa luôn cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng thời kỳ. Nhờ sự xuất hiện của hệ thống các doanh nghiệp FDI và sự lớn mạnh nhanh chóng của một số doanh nghiệp lớn trong nước đã góp phần hiện đại hóa ngành bán lẻ trong nước những năm qua.

Kể từ đầu năm nay, dưới tác động của đại dịch Covid-19, thị trường bán lẻ đã có sự chuyển mình để đáp ứng thói quen mua sắm tiêu dùng mới. Các nhà bán lẻ đầu tư lớn vào công nghệ, chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống và hiện đại sang kênh bán hàng trực tuyến.

Sau thời gian trầm lắng, thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại với các chương trình kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng từ các nhà phân phối lớn. Trong quý III/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 14,4% so với quý trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019.

7. Mô hình Ansoff

SẢN PHẨM

THỊ T

RƯỜNG

HIỆN TẠI MỚI

HIỆN TẠI Thâm nhập TT Thâm nhập TT VINMART + Phát triển SP MỚI Mở rộng TT, phát triển TT Đa dạng hóa Thâm nhập thị trường

 Chuỗi cửa hàng VinMart+ ghi nhận doanh thu tăng 38,4% trong quý III/2020 so với cùng kỳ năm trước, tăng 56,5% trong 9 tháng đầu năm 2020 so với 9 tháng đầu năm 2019.

 Dựa vào những kết quả phân tích mô hình BCG và chu kỳ sống, doanh nghiệp hiện nay đang ở giai đoạn tăng trưởng, đầu tư. Từ đó, chiến lược phù hợp với VinMart+ ứng với mô hình Ansoff là chiến lược thâm nhập thị trường.

 Việc VinMart+ thâm nhập thị trường càng sớm càng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tạo ra chỗ đứng của mình đối với các đối thủ cạnh tranh khác, tạo hình ảnh về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.

 Cùng với thực trạng ngành bán lẻ đang dần phát triển hơn và cạnh tranh gay gắt hơn thì việc VinMart+ chọn biện pháp thâm nhập thị trường là cần thiết để từ đó gia tăng thị phần, giúp thương hiệu phát triển hơn.

Một số biện pháp giúp doanh nghiệp thực hiện dễ dàng hơn với chiến lược thâm nhập thị trường:

 Gia tăng hệ thống đại lý phân phối: Nhằm tăng độ phủ của doanh nghiệp và tăng số lượng khách hàng tiếp cận, mở rộng đến các khu đô thị, đông dân cư.

 Mở rộng các kênh bán hàng: Đầu tư thêm vào kênh online, bán hàng thông qua các trang thương mại điện tử hoặc mạng xã hội.

 Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng: khách hàng là người bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp. Bởi vì dịch vụ của DN tốt, KH hài lòng và giới thiệu tích cực thương hiệu Vinmart+ cho những người tiêu dùng khác sẽ đem lại những nguồn KH mới và cũng từ đó lòng trung thành KH cũ sẽ tăng và giúp DN phát triển hơn. Việc hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí marketing để tìm kiếm nguồn khách hàng mới.

 Giữ chân khách hàng: dễ dàng đặt và giao hàng nhanh, chăm sóc sau khi bán hàng, thu những phản hồi về sản phẩm/dịch vụ, cung cấp những thông tin hữu ích thường xuyên, chúc mừng sinh nhật/ lễ tết, lễ hội tôn vinh khách hàng trung thành hàng năm, chương trình khuyến mại… là một số biện pháp doanh nghiệp có thể sử dụng để gia tăng độ thiện cảm của khách hàng đối với thương hiệu.  Đầu tư quảng cáo: để có thể gia tăng độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu cũng như tạo

được dấu ấn trong tiềm thức của khách hàng thì việc đầu tư nhiều hơn vào các quảng cáo là cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu vinmart (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)