Co.opFood 1 Vị thế cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu vinmart (Trang 32 - 34)

- Lãi lời chủ yếu từ bán sản phẩm tặng kèm hoặc hàng khuyến mại nhưng xu hướng mua sắm của người dân là săn các chương trình khuyến mại, giảm giá nên nhu cầu mua sắm tại tạp hóa tăng đ

5. Co.opFood 1 Vị thế cạnh tranh:

5.1 Vị thế cạnh tranh:

Chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food (thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM

- Saigon Co.op) có hơn 400 cửa hàng trên toàn quốc , có mặt tại khắp khu dân cư và đô thị lớn , điểm mốc mới trong quá trình 11 năm phát triển của thương hiệu này. Co.op Food đang chiếm 43% thị phần, đây là số liệu được Saigon Co.op dự ước dựa trên các cơ sở nền tảng số liệu về doanh số và tốc độ tăng trưởng của các nhà bán lẻ trong năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay thị phần của Co.op Food đang bị cạnh tranh rất lớn bởi VinMart+ với mức độ phổ biến rộng rãi và nguồn lực tài chính mạnh mẽ.

5.2 Giá:

Co.op Food giữ một vai trò nòng cốt trong chương trình bình ổn giá, góp phần dẫn dắt giá cả thị trường, không để hàng hóa tăng đột biến, kiềm chế lạm phát.

Theo đánh giá của người tiêu dùng, Co.op Food có niêm yết giá và bán đúng giá. Mặc dù tình trạng lạm phát gia tăng khiến chi phí sản xuất tăng nhưng doanh nghiệp vẫn cố gắng giữ vững giá, có chế độ giá hợp lý, có phương thức thanh toán đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng trong giao dịch mua bán.

Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng thu nhập thấp, công nhân các KCN-KCX, đã có nhiều cửa hàng Co.op Food được xây dựng theo mô hình bình ổn giá, góp phần giảm bớt áp lực bão giá cho công nhân.

5.3 Nhận diện thương hiệu:

Co.op Food đã lựa chọn màu xanh lá cây là màu chủ đạo cho thương hiệu mang cảm giác gần gũi với thực phẩm tạo ấn tượng trực quan với khách hàng. Logo của Co.op Food sử dụng kiểu chữ đơn giản, chữ Co.op Food được in đậm, rõ nét, bố cục rõ ràng giúp cho thương hiệu trở nên gần gũi hơn với cuộc sống người tiêu dùng. Với slogan “An toàn, tiện lợi, tươi ngon” dễ nhớ tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện, sạch sẽ, mang lại cảm giác tin cậy.

5.4 Hệ thống phân phối:

Có hơn 400 cửa hàng Co.op Food trên toàn quốc. Trung bình mỗi năm, Saigon Co.op đưa vào hoạt động từ 30 đến hơn 50 cửa hàng Co.op Food. Co.op Food vừa phát triển vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo đào tạo kiến thức nghiệp vụ kinh doanh thực phẩm phù hợp cho đội ngũ nhân viên, đồng thời phải đảm bảo các yếu tố bảo vệ môi trường tại mỗi điểm bán. Đối với thị trường Hà Nội, sau 2 năm đi vào hoạt động, hiện Co.op Food đã có 43 cửa hàng trên địa bàn, 8/12 quận và 2/17 huyện tại TP Hà Nội. Mục tiêu đến hết năm 2019, Co.op Food sẽ có trên 60 cửa hàng tại Hà Nội.

Năm 2016 Saigon Co.op nhượng quyền cửa hàng Co.op Food đầu tiên tại TP.HCM. Thông qua mô hình này cùng các cửa hàng trực tiếp đầu tư, Co.op Food đã thúc đẩy nhanh độ phủ hệ thống phân phối, đưa cửa hàng đến gần người tiêu dùng hơn. Đây cũng là một mô hình mà hệ thống này đang đẩy nhanh để tìm kiếm đối tác, hợp tác phát triển chuỗi thông qua mô hình nhượng quyền.

Co.op Food áp dụng 2 kênh phân phối:

- Kênh bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại cửa hàng Co.op Food

- Kênh online: Co.op Food có hệ thống đặt hàng thông qua email, số điện thoại và phân phối giao hàng, kho hàng ở các thành phố lớn ở Việt Nam . Có bộ phận giao hàng miễn phí, lấy tiền sau khi đã giao hàng.

5.5 Dịch vụ hậu mãi:

Tại Co.op Food luôn có bộ phận chăm sóc khách hàng khi có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm. Ngoài ra, tổng đài chăm sóc khách hàng với đội ngũ nhân viên ân cần chu, đáo luôn túc trực tất cả các ngày trong tuần để trả lời các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.

Trở thành khách hàng thân thiết được hưởng nhiều ưu đãi, thưởng quà tặng đến từ doanh nghiệp.

5.6 Khuyến mãi/PR:

Co.op Food không ngừng đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn cho khách hàng vào các dịp lễ, Tết, kỉ niệm,…Tham gia tổ chức tháng khuyến mãi lớn “Tự hào hàng Việt”; quảng bá hàng Việt trên app, mạng xã hội và công cụ số; hỗ trợ kết nối tiêu thụ hàng Việt.

Việc tung ra nhiều chương trình khuyến mại kết hợp PR giúp Co.op Food vừa thu hút được nhiều KH để thúc đẩy doanh số, vừa tăng nhận thức thương hiệu nhờ đàm đạo tích cực từ phía người tiêu dùng sử dụng.

5.7 Sự ổn định tài chính:

Co.op Food được công ty mẹ đảm bảo Saigon Co.op đảm bảo về tài chính.

Saigon Co.op hoạt động theo mô hình hợp tác xã, có 26 thành viên và doanh thu vài chục nghìn tỷ đồng từ hệ thống bán lẻ khắp cả nước. Trong kết luận công bố ngày 27/7, Thanh tra TP HCM đánh giá lợi nhuận sau thuế của Saigon Co.op được duy trì ổn định qua các năm, dao động 800-1.500 tỷ đồng. Số liệu từ Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) cho thấy, doanh thu thuần năm 2017 và 2018 của công ty mẹ Saigon Co.op lần lượt trên 17.600 tỷ đồng và 20.590 tỷ đồng. Năm ngoái, doanh thu nhảy lên 23.920 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối xấp xỉ 980 tỷ đồng.

5.8 Trình độ công nghệ:

Hiện nay, hệ thống Co.op Food được đầu tư phần cứng, mạng kết nối online toàn hệ thống nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt dộng bán hàng tại quầy thu ngân, công tác hạch toán, kế toán tập trung, quản lý kho hàng, quản lý dữ liệu hàng hoá, khách hàng thân thiết và thành viên mua hàng, báo cáo bán hàng thông minh,…

Người tiêu dùng dễ dàng đặt mua các loại thực phẩm tại hệ thống siêu thị Co.op Food thông qua ứng dụng và nhận thức ăn tại nhà bằng GrabExpress thanh toán bằng ví Moca, hoặc thanh toán qua ví điện tử Momo,…

Các phần mềm bán hàng, công cụ quản lý fanpage, website kết nối đồng bộ. Khách hàng có thể tham khảo online, tìm hiểu thông tin trực tiếp mà không cần phải ra cửa hàng. Mô hình online sẽ tập trung mạnh vào đối tượng tiêu dùng là nhóm đối tượng văn phòng, thường xuyên sử dụng máy tính, am hiểu công nghệ.

Từ ngày 15/4/2016, khách hàng chỉ cần đến Co.opFood là có thể đặt mua các sản phẩm của siêu thị Co.opmart và Co.opXtra thông qua các thiết bị điện tử hiện đại. Chỉ những sản phẩm bán chạy tại Co.opmart và Co.opXtra mới được chọn lọc đưa vào danh sách hàng hóa để khách hàng lựa chọn.

5.9 Đổi mới sản phẩm:

Bán lẻ thế giới và bán lẻ Việt Nam đều thay đổi rất nhanh, các thách thức này buộc Co.op Food nâng cao sức cạnh tranh bằng cải thiện hiệu quả công tác logistics và chất lượng cung ứng hàng hóa, tăng cường ứng dụng các công nghệ mới, số hóa, tự động hóa, đặc biệt, nhà bán lẻ Việt sẽ chú trọng phát triển E-commerce, tập trung vào tiếp thị số và các ứng dụng bán hàng online kết hợp phương thức bán hàng đa kênh.

5.10 Cơ sở vật chất:

Với lợi thế riêng, các cửa hàng tiện lợi chuyên doanh thực phẩm Co.opFood có diện tích linh hoạt, trung bình từ 100 - 500 m2, với mặt tiền trên 8m các cửa hàng Co.op Food len lỏi vào sâu trong các cụm dân cư để đưa hàng bình ổn đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Co.opFood kinh doanh hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm

công nghệ, hóa phẩm, các sản phẩm đồ dùng và may mặc cần thiết. Những mặt hàng sơ chế, chế biến sẵn được đóng gói, đóng vỉ, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vừa tiện lợi sử dụng.

Co.op Food đảm bảo không gian mua sắm khang trang, sạch đẹp, thoáng mát. Các quầy, kệ tủ thiết kế hợp lý, có bảng chỉ dẫn rõ ràng giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm món hàng mình cần. Ánh sáng, âm thanh luôn hoạt động tốt đảm bảo đủ độ sáng và âm thanh vừa đủ lớn để khách hàng không cảm thấy chói mắt hay khó chịu, ồn ào. Bên cạnh đó, trang phục nhân viên cũng tạo nên ấn tượng trong tâm trí khách hàng với trang phục luôn gọn gàng, lịch sự được thiết kế riêng với màu xanh lá cây chủ đạo. Thế nhưng, bãi giữ xe của siêu thị còn giới hạn về không gian, không có che nắng khó đáp ứng được nhu cầu mua sắm vào giờ cao điểm.

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu vinmart (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)