Ma trận cơ hội, ma trận thách thức 1 Ma trận cơ hội:

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu vinmart (Trang 50 - 52)

II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA VINMART+

3. Ma trận cơ hội, ma trận thách thức 1 Ma trận cơ hội:

3.1 Ma trận cơ hội:

1. Xu hướng doanh nghiệp đã và đang số hóa trong hoạt động từ giai đoạn trước và đặc biệt là sau dịch bệnh Covid-19. Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đã thôi thúc các nhà bán lẻ chạy đua với việc áp dụng công nghệ này vào việc phục vụ khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi mang lại nhiều thỏa mãn cho khách hàng. Công nghệ sẽ thúc đẩy ngành hàng phát triển theo hướng nhanh hơn, tiện hơn, nâng cấp công cụ thanh toán hay phát triển những mô hình kinh doanh mới như kinh doanh trực tuyến, tiếp thị đa kênh... Hiện nay, thói quen mua sản phẩm qua điện thoại, thương mại điện tử… của người dân không ngừng tăng lên, cho thấy người tiêu dùng đang quen dần với việc ứng dụng công nghệ vào mua sắm. Vì vậy, đầu tư công nghệ chính là hướng đi tất yếu của các nhà bán lẻ. 2. Cơ cấu dân số vàng cho tiêu dùng (55,8 triệu người trong độ tuổi từ 15 trở lên, tăng 417,1 nghìn

người so với năm 2018), cộng với sự tăng trưởng thu nhập đầu người cùng với độ mở của nền kinh tế đã tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ đang phát triển hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3. Với việc gia nhập WTO và tham gia các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã thực hiện việc loại bỏ thuế quan dần dần và hiện đã đang mở cửa thị trường hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nhờ đó, ngành bán lẻ sẽ có được nguồn cung cấp hàng hóa phong phú, với chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lý hơn cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra động lực rất tích cực thúc đẩy sự sôi động của thị trường bán lẻ, tạo thời cơ to lớn cho ngành bán lẻ Việt Nam.

4. Người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn. Khi việc đô thị hóa ngày càng cao dẫn đến việc thời gian mua sắm của người tiêu dùng ít hơn thì việc họ ngày càng có nhu cầu mua những sản phẩm thuận tiện, chất lượng và đóng gói sẵn cũng là một nhân tố để thúc đẩy ngành hàng bán lẻ, đặc biệt là các kênh bán lẻ hiện đại.

5. Internet vạn vật (IoT), Robot bán lẻ, kệ thông minh: cũng được dự đoán là một trong những xu hướng đáng chú ý của ngành bán lẻ. Theo đó, các cửa hàng không cần người thu ngân dự kiến sẽ trở nên phổ biến hơn khi các nhà bán lẻ sử dụng hệ thống thẻ đọc tự động khấu trừ chi phí các mặt hàng từ ứng dụng thanh toán di động của người dùng.

6. Thói quen mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến. Những năm gần đây, khi các sàn thương mại điện tử cũng như các ứng dụng mua sắm trực tuyến ngày càng có các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu tiêu dùng cộng với việc tỉ lệ người dân có điện thoại thông minh không ngừng gia tăng thì cũng đã dẫn đến việc khách hàng ngày càng mua sắm trực tuyến nhiều hơn không chỉ về tần suất mà còn cả về chất lượng.

Ma trận cơ hội

3.2 Ma trận thách thức:

1. Cải thiện chất lượng, chiều rộng và chiều sâu của chất lượng sản phẩm để tạo ra sự khác biệt. Trên thị trường hiện nay, các loại sản phẩm trông như nhau, thế nên việc VinMart+ đầu tư thêm vào chiều rộng, chiều sâu của từng sản phẩm là cần thiết, để từ đó tạo ra suy nghĩ trong tâm trí khách hàng rằng, sản phẩm này chỉ có duy nhất ở VinMart+.

2. Thị trường bán lẻ đang dần trở nên béo bở và cũng vì thế mà mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các đối thủ ngoại và nội cũng dần xuất hiện nhiều hơn. VinMart+ cần tận dụng mọi nguồn lực để tạo nên nhiều sản phẩm chất lượng hơn.

3. Để phát triển nhãn hàng một cách rộng rãi và mạnh mẽ hơn thì VinMart+ không chỉ tập trung ở một phạm vi phân phối mà cần mở rộng thêm nhiều điểm bán đến các thành phố nhỏ, tìm kiếm nhiều nguồn cung ứng trong và ngoài nước, tuy nhiên nên chú ý nhiều hơn vào cung ứng nội địa để giảm bớt chi phí.

4. Nhiều thương hiệu ngày càng xuất hiện đồng nghĩa với việc nguy cơ lòng trung thành của khách hàng sẽ giảm, VinMart+ nên đưa ra nhiều quảng cáo để thu hút cũng như giữ chân khách hàng. Cần nâng cao chất lượng hậu mãi, thêm nhiều chương trình chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi để tạo sự chú ý và để tâm của người tiêu dùng.

5. Chi phí dành cho xúc tiến bán hàng ngày càng tăng. Với thị trường bán lẻ béo bở như hiện nay, thì việc đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. VinMart+ cần phải đầu tư hơn vào nguồn chi phí cho việc tiếp thị sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng. Nhiều sản phẩm chất lượng càng xuất hiện thì chi phí cho việc xúc tiến bán hàng càng phải tăng mạnh mẽ hơn.

6. Hoạt động quảng cáo chưa đủ mạnh để truyền thông đến người tiêu dùng. Hiện tại, các chương trình quảng cáo của VinMart+ chưa đủ độ phủ sóng cao để có thể tiếp cận người tiêu dùng, VinMart+ cần phải tập trung vào các hoạt động quảng cáo, gần gũi với người tiêu dùng như gia

đình, bạn bè…Phủ sóng trên các phương tiện truyền thông như Internet, các website, tivi, đường phố...

7. Nguy cơ bất ổn cao trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh khi thực hiện hoạt động M&A. VinMart+ cần dựa vào danh tiếng sẵn có của mình, đồng thời năng lực lãnh đạo, khả năng thích ứng và xử lý linh hoạt để xây dựng chiến lược phù hợp.

Ma trận thách thức

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu vinmart (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)