Một vài nét về bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn – Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện nga sơn thanh hóa năm 2019 (Trang 33 - 36)

Huyện Nga Sơn với dân số hơn 160.000 dân, là huyện miền Biển, nằm phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hóa, tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình, và các huyện Hậu Lộc, Bỉm Sơn, Hà Trung, nằm trên trục đường quốc lộ 10.

Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn – Thanh Hóa mà tiền thân là Bệnh xá Nga Sơn được thành lập vào năm 1956. Tháng 8/2012, bệnh viện chính thức được công nhận là bệnh viện hạng II, tuyến huyện. Hiện nay, bệnh viện đã trở

23

thành địa chỉ KCB tin cậy của rất nhiều bệnh nhân trong huyện và các huyện, các tỉnh lân cận. Năm năm 2019 số lượt KCB là 11,2 vạn.

Với quy mô 300 giường kế hoạch, thực kê 500 giường bệnh. Bệnh viện được tổ chức thành 18 khoa/phòng, với 287 cán bộ, nhân viên.

Hình 1.1. Mô hình tổ chức của bệnh viện

Là một bệnh viện đa khoa tuyến huyện, mô hình bệnh tật tại đây khá đa dạng. Theo đó, danh mục kỹ thuật tại bệnh viện cũng rất phong phú. Hiện nay, các kỹ thuật y tế cao như: Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ, Phẫu thuật nội soi các bệnh ngoại khoa ổ bụng được thực hiện thường quy, bên cạnh những kỹ thuật về hồi sức cấp cứu, điều trị nội khoa khác.

Mô hình bệnh tật tại bệnh viện năm 2019 được thể hiện ở bảng sau:

Ban giám đốc Khối lâm sàng Các phòng chức năng/ hậu cần Khối cận lâm sàng - Phòng KHTH - Phòng điều dưỡng - Phòng TCHC - Phòng TCKT - Khoa Dược - Khoa KSNK - Khoa Dinh dưỡng - Phòng VT-TTB - Khoa xét nghiệm

- Khoa chẩn đoán hình ảnh

- Khoa hồi sức cấp cứu - Khoa Nội A - Khoa Nội B - Khoa Nhi - Khoa Đông Y - Khoa Ngoại - Khoa Sản - Khoa Mắt – RHM - Khoa TMH - Nhà Mổ

24

Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa Nga Sơn năm 2019

TT Nhóm bệnh Mã ICD Số lƣợt

BN

Tỉ lệ (%)

1 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng A06-A67 37.789 31,1

2 Bệnh tiêu hóa K02-K93 29.683 24,4

3 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 12.787 10,5

4 Bệnh hệ cơ xương khớp, mô liên kết M05-M99 7.282 6,0

5 Bệnh hệ hô hấp J02-J22 7.120 5,9

6 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài

S02-T98 6.076 5,0 7 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển

hóa

E00-E35 5.289 4,4 8 Bệnh mắt và phần phụ của mắt H00-H32 3.618 3,0

9 Bệnh da và mô ngoài da L00-L99 3.169 2,6

10

Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng bất thường, không phân loại khác

R00-R82 2.015 1,7

11 Bệnh tai và xương chũn H55-H99 1.971 1,6

12 Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh

P00-P08 1.370 1,1

13 Bệnh hệ thần kinh G00-G13 1.264 1,0

14 Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục N00-N82 1.164 1,0

15 Khác 965 0,8

Tổng số 121.562 100

Những điểm mạnh và tồn tại trong sử dụng thuốc hiện nay của Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn – Thanh Hóa.

* Điểm mạnh.

- Bệnh viện ngày càng triển khai nhiều phương pháp, kỹ thuật điều trị hiện đại. Hội đồng thuốc của bệnh viện hoạt động theo chức năng, công tác lựa chọn thuốc bắt đầu được quan tâm. Tổ Dược lâm sàng với 3 DSCKI, 1 DS ĐH hoạt động bán chuyên trách.

25

- Là bệnh viện đa khoa của một huyện đông dân, điểm đến của nhiều bệnh nhân thuộc khu vực lân cận, vì thế mô hình bệnh tật của Bệnh viện rất đa dạng. Do vậy, danh mục thuốc bệnh viện khá phong phú về chủng loại thuốc.

* Một số tồn tại trong sử dụng thuốc.

- Hiện nay bệnh viện vẫn chưa có kinh phí thực hiện mua các máy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ, nên việc điều trị chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các bác sỹ. Một số chỉ định kháng sinh đồ khi cần vẫn phải thực hiện qua Bệnh viện Medlatec Thanh Hóa nên còn chưa thuận lợi khi tiến hành.

- Phác đồ điều trị chuẩn hiện vẫn chưa được xây dựng. Nhiều bác sỹ vẫn chưa nắm vững thông tin về chỉ định, liều dùng và chống chỉ định với các thuốc. Do vậy, vẫn còn tình trạng chỉ định một số thuốc chưa xem xét đến liều, khoảng cách đưa liều, và hiệu chỉnh liều trên các đối tượng khuyến cáo,...

- Việc đào tạo, cập nhật thông tin sử dụng thuốc tại bệnh viện vẫn chưa được thực hiện liên tục.

- Tổ Dược lâm sàng hiện chỉ thực hiện thông tin, các khuyến cáo. Chưa có những kiến nghị và can thiệp để thay đổi vấn đề sử dụng thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện nga sơn thanh hóa năm 2019 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)