3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích là 427,7 km2
(diện tích rộng thứ tư của tỉnh Thái Nguyên sau huyện Võ Nhai, Đại Từ và Định Hóa). Đồng Hỷ giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía bắc, huyện Võ Nhai về phía đông bắc; giáp huyện Phú Lương về phía tây; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình về phía nam và giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông...(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể KTXH huyệnĐồng Hỷ đến năm 2020)
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên – đô thị loại I, cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ đô, là trung tâm giáo dục – đào tạo, Khoa học – Công nghệ, y tế của Vùng, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên. Nằm gần đường cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới, có quốc lộ 1B, quốc lộ 17, tỉnh lộ 273, 272, 269B và mạng lưới đường liên huyện khá hoàn chỉnh tạo thuận lợi trong giao lưu, vận chuyển và trao đổi hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và với các vùng kinh tế năng động khác
Với vị trí địa lý như vậy, Đồng Hỷ có điều kiện thuận lợi về địa lý kinh tế trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các huyện lân cận, với các khu kinh tế trong và ngoài tỉnh và với các khu công nghiệp lớn ở trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên… để đẩy nhanh phát triển kinh tế trong tương lai(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Đồng Hỷ có địa hình mang đặc điểm chung của vùng miền núi, địa hình chia cắt, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng Đông Bắc: Có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều khe suối hiểm trở, độ cao trung bình khoảng 120 m so mới mực nước biển. Đất đai vùng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc
- Vùng Tây Nam: Có địa hình đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng, độ cao trung bình dưới 80 m so với mực nước biển. Đất đai thích hợp cho phát triển các cây lương thực, cây công nghiệp
- Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Cấu tạo địa hình Đồng Hỷ tạo thuận lợi cho huyện trong phát triển các vùng cây công nghiệp lớn (chè) phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản, tuy nhiên, địa hình chia cắt gây cũng gây khó khăn cho huyện trong giao thương, tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)
3.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu của Đồng Hỷ nhìn chung khá ôn hòa, phù hợp cho phát triển nông nghiệp, huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa trong năm . Nền nhiệt độ trung bình của Đông Hỷ khoảng 21-230C, lượng mưa trung bình quân 2000mm, độ ẩm trung bình khoảng 82-85%tầng(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)
3.1.1.4 Thuỷ văn
- Nguồn nước mặt: Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông
suối, ao hồ phong phú (mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2): sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me... Phần lớn sông suối đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc sông Cầu, có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước hạn chế.
- Sông Cầu: Chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Tây, cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất khu vực ven sông, là đường giao thông thủy thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa hỗ trợ cho đường bộ.
- Các hệ thống suối lớn: Tổng chiều dài của các con suối chảy qua địa bàn huyện khoảng 28 km. Trong đó: Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng đổ ra sông Cầu; suối Thác Lạc chảy từ Trại Cau đổ ra sông Cầu, dài khoảng 19 km(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Quyết định số 19/2012/QĐ- UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)
3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất đai
Sau khi chia tách, huyện Đồng Hỷ có 13 xã và 2 thị trấn với diện tích tự nhiên là 427,73 km2. Chênh lệch diện tích giữa xã có diện tích lớn nhất là Văn Hán (65,46 km2) và có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Trại Cau (6,35 km2) lên tới 10,3 lần.Diện tích đất toàn huyện giảm 2.667 ha trong đó đất nông nghiệp giảm 1.540 ha, phần lớn là đất đồi núi
Thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 80 khoảng 7.000 ha thích hợp cho trồng cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; diện tích đất còn lại chủ yếu phù hợp cho phát triển lâm nghiệp.Đất nông nghiệp chỉ chiếm 32% diện tích đất toàn huyện (tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất nông nghiệp chiếm 31,89% tổng diện tích đất toàn tỉnh), rừng và đất rừng chiếm trên 52% diện tích của huyện (tỉnh Thái Nguyên 52,72%). Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện năm 2019 là 0,15 ha (toàn tỉnh là 0,09 ha).
Tài nguyên rừng
Sau khi chia cắt địa giới hành chính diện tích rừng của huyện giảm 427,02 ha còn 23.464,86 ha. Lượng mùn trong đất, độ ẩm, tầng dày của đất và cấu tạo của đất rất thích
hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Thảm thực vật huyện Đồng Hỷ khá phong phú và đa dạng về chủng loại… Trong những năm qua diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, tuy nhiên do trước đây, rừng bị chặt phá, khai thác tùy tiện nên rừng Đồng Hỷ phần lớn là rừng nghèo, trữ lượng lâm sản thấp. Trước mắt, cần làm tốt công tác trồng rừng, giữ rừng sẽ làm tăng nhanh trữ lượng gỗ góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện, về lâu dài, đây sẽ là ngành kinh tế có vị trí lớn trong kinh tế của huyện.Hiệu quả kinh tế rừng được nâng cao nhờ đầu tư phát triển hạ tầng và thâm canh giống mới.Diện tích trồng rừng hàng năm đạt cao so với kế hoạch (bình quân trên 1.000 ha/năm).Hiện nay huyện đang triển khai thực hiện Đề án trồng cây dược liệu dưới tán rừng để nâng cao thu nhập cho người dân
Tài nguyên khoáng sản
Đồng Hỷ có một số khoáng sản nổi bật như:
- Quặng sắt tập trung chủ yếu ở Trại Cau và các điểm quặng nhỏ khác nằm rải rác ở các xã: Mỏ sắt Đại Khai - xã Minh Lập, Mỏ sắt Tương Lai - xã Hoá Trung, Ngàn Me – Tân Lợi, Mỏ sắt Chỏm Vung Tây, San Chi Cóc và mỏ sắc Bồ Cu - xã Cây Thị, Linh Nham – Khe Mo
- Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía Bắc của Huyện, trữ lượng nhỏ và hiện đang được khai thác bằng công nghệ thủ công
- Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới (xã Tân Long) trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn. Quặng Antimon: tập trung ở xã Văn Lăng, thủy ngân ở Tân Lập, vàng ở Trại Cau
- Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi... trong đó sét xi măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo, hàm lượng các chất như SiO2 khoảng 51,9-65,9%; Al2O3
khoảng 7-8%... Ngoài ra, trên địa bàn còn có khá nhiều mỏ sét, cát sỏi dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng, đá ốp lát, đá vôi xi măng, Dolomit
Tài nguyên du lịch
Đồng Hỷ có tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch tâm linh: Đền Đá Thiên tại thị trấn Trại Cau; đền Long Giàn (xã Khe Mo); đền Hích xã Hòa Bình, Đình Văn Hán, Đình Thịnh Đức (xã Văn Hán), đình Bảo Nang (xã Tân Lợi), di tích lịch sử kháng chiến Đèo Khế (xã Khe Mo), Hang Chùa - Suối Tiên (xã Văn Lăng)
Là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc sinh sống, có nền văn hóa dân gian đặc sắc, có những lễ hội truyền thống: lễ hội đền Hích, lễ hội đền Long Giàn và ngày hội văn hóa – thể thao dân tộc Mông, dân tộc Sán Dìu… Tiềm năng du lịch của huyện Đồng Hỷ không nhiều, tuy nhiên có thể kết hợp với các tuyến, các điểm du lịch trong tỉnh Thái Nguyên để phát triển du lịch của huyệntầng(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)
3.1.2Thực trạng phát triển kinh tế 3.1.2.1 Cơ cấu kinh tế
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, huyện Đồng Hỷ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hằng năm, do vậy tình hình kinh tế, xã hội về cơ bản ổn định; các nguồn lực được tập trung để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh; môi trường sản xuất kinh doanh được củng cố; các nguồn thu được khai thác có hiệu quả
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện có chuyển biến tích cực cơ bản ổn định; các nguồn lực được tập trung để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm; môi trường sản xuất kinh doanh được củng cố; các nguồn thu được khai thác có hiệu quả…Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt 14,46% (công nghiệp - xây dựng: 22,9%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 3,66%; thương mại - dịch vụ: 4,9%)Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng được quan tâm đầu tư phát triển. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định năm 2010) đạt 2.215 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương đạt 505 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN địa phương đạt 720 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành Xây dựng đạt 990 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của địa phương như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục được quan tâm, phát triển
- Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt nhiều kết quả do triển khai tốt các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất. Công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến bộ
khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả . Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
- Các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ như: Bưu chính, viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục, vận tải, dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp… cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân dân. Mạng lưới hệ thống chợ, cửa hàng thương mại dịch vụ được quy hoạch và từng bước đầu tư nâng cấp, cải tạo phục vụ nhu cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàntầng(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)
3.1.2.2Chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo khối ngành
Xây dựng Đồng Hỷ trở thành huyện phát triển theo hướng hiện đại , phát triển nền kinh tế dự trên những nền tảng toàn diện bền vững . huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế- xã hội đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân . Đảm bảo quốc phòng an ninh trật tự xã hội.
Tốc độ tăng trưởng GTSX( giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2018-2020 đạt 16.2% trong đó nông lâm thủy sản đạt 8.05%, công nghiệp- xây dựng đạt 14.3%, dịch vụ đạt 13.9%
Cơ câú kinh tế trong tổng GTSX năm 2019 nông lâm thủy sản đạt 23.12%, công nghiệp-xây dựng đạt 55.52%, dịch vụ đạt 21.36tầng(Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Đồng Hỷ đến năm 2020)
Chuyển dịch cơ cấu theo khu vực nông lâm thủy sản
Nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu nông lâm sản theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp (từ rừng trồng) và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt và khai thác rừng tự nhiên. Trong đó ngành chăn nuôi là hướng ưu tiên để tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp gắn với quá trình tái cơ cấu nông nghiệp toàn huyện
Dự kiến đến năm 2020, cơ cấu toàn ngành nông lâm thủy sản trong tổng GTSX toàn huyện chiếm 23,12% và 19,14% vào năm 2025 và 14,69% vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt bình quân 8,05%/năm giai đoạn 2018-2020
Ngành lâm nghiệp
Phát triển ngành lâm nghiệp trên cơ sở bảo vệ diện tích rừng hiện có; tổ chức, quản lý, sử dụng tài nguyên bền vững làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, ổn định xã hội và quốc phòng an ninh. Phát triển diện tích rừng, đẩy mạnh trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao. Tập trung vào sản xuất thâm canh, tăng hiệu quả kinh tế với diện tích rừng sản xuất.
Ngành thủy sản
Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Đồng Hỷ, phấn đấu tổng sản lượng thủy sản giai đoạn 2018-2020 đạt khoảng 410 tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản 400 tấn, khai thác 10 tấn
nông lâm thủy sản công nghiệp-xây dựng dịch vụ
Hình 2 . Cơ cấu kinh tế các ngành năm 2019
( Nguồn: phòng TNMT huyện Đồng Hỷ)
Chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp – xây dựng
Trên cơ sở hiện trạng phát triển các phân ngành công nghiệp, tiềm năng và nguồn lực của Đồng Hỷ và quan điểm định hướng phát triển công nghiệp, lựa chọn các ngành công nghiệp chủ lực trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau: Giai đoạn 2018 - 2020: Sản xuất và chế biến quặng sắt; Khai thác và chế biến sâu nông sản, vật liệu xây dựng, điện, nước, công nghiệp phụ trợ. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng hình thành những sản phẩm công nghiệp chủ lực, có năng lực cạnh tranh.
Dịch vụ
Thương mại là một ngành quan trọng trong khối dịch vụ, trong những năm qua hoạt động thương mại huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, mức lưu chuyển hàng hoá tăng khá nhanh với mặt hàng và thị trường ngày càng đa dạng
Mở rộng mạng lưới thu mua hàng hóa nông, lâm sản, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa trao đổi theo hướng gia tăng sản phẩm chế biến. Phấn đấu giai đoạn 2018-2020 tăng trưởng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 18,5%/năm
3.1.2.3Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a)Khu vực kinh tế nông lâm thủy sản
Đồng Hỷ hiện có một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cùng với đó cây công nghiệp lâu nămlà thế mạnh của huyện, có vai trò quan trọng trong ngành trồng trọt và là nhóm cây mang lại giá trị sản xuất cao cho ngành nông nghiệp. Trong đó cây chè được xác định là cây trồng mũi nhọn, cây trồng chính đem lại thu nhập cao cho người dân và đang được trồng ở 15/15 xã, thị trấn của Đồng Hỷ. Diện tích, năng suất và chất lượng cây chè cũng như sản phẩm chè tăng lên đáng kể. Ngành chăn nuôi đang chuyển theo hướng đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, tăng quy mô sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là khâu giống
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp tăng trưởng không đáng kể khoảng