3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.2 Thực trạng công tác đấugiá quyền sử dụngđất tại một số thành phố lớn của
1.3.2.1 Đấu giá quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội
Để khai thác hiệu quả quỹ đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là tăng nguồn thu cho ngân sách các cấp, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội và thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, giai đoạn 2018 – 2020, tổng diện tích đất Hà Nội dự kiến đưa ra đấu giá quyền sử dụng lên tới 677,36 ha, thu về cho ngân sách khoảng 53.538,49 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2018, dự kiến đấu giá tại 679 dự án (gồm có 666 dự án mới và 13 dự án chuyển tiếp) với tổng diện tích đất 193,41 ha; dự kiến thu khoảng 13.710,62 tỷ đồng. Trong đó, có 111 dự án thuộc thành phố quản lý; 568 dự án nhỏ lẻ xen kẽ (dưới 5.000 m2) do cấp huyện quản lý
Năm 2019 Hà Nội dự kiến đưa ra đấu giá khoảng 197 ha đất tại 635 dự án (gồm có 618 dự án mới và 17 dự án chuyển tiếp). Dự kiến kế hoạch thu theo kết quả trúng đấu giá là 15.972,29 tỷ đồng (bao gồm 152 dự án thuộc thành phố quản lý và 483 dự án đất nhỏ lẻ xen kẹt). Kế hoạch đấu giá năm 2020 gồm 453 dự án (395 dự án mới và 58 dự án chuyển tiếp) với tổng diện tích đất 286,93 ha; dự kiến thu 23.855,58 tỷ đồng; trong đó, đấu giá các dự án thuộc thành phố quản lý là 166 dự án; đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẽ là 287 dự án
Tổng kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án đấu giá giai đoạn 2018 – 2020 dự kiến 17.518,39 tỷ đồng
Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về việc đề xuất chủ trương đầu tư và hiệu quả đấu giá các dự án đấu giá quyền sử dụng đất; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, không đấu giá được hoặc đấu giá chậm dẫn đến để đất hoang hóa, lãng phí. Sau khi thu đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, các địa phương
phải thực hiện hoàn trả ngay phần vốn đã ứng (để thực hiện giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án) từ ngân sách thành phố (năm 2013 về trước) và từ Quỹ Đầu tư phát triển (năm 2014 đến nay), phần còn lại nộp ngân sách các cấp theo tỷ lệ quy định.Thành phố yêu cầu các cấp chính quyền đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án, đảm bảo điều kiện sớm đưa ra đấu giá; tiếp tục rà soát quỹ đất nhỏ lẻ, xen kẹt phù hợp quy hoạch để tổ chức đấu giá; khẩn trương xử lý các tồn tại về đất đai theo đúng quy định của pháp luật nhằm bổ sung nguồn thu cho ngân sách, tăng cường công tác quản lý đất đai. Đối với các dự án đấu giá có diện tích quy mô lớn, UBND các quận, huyện, thị xã có thể đấu giá từng phần khi chưa hoàn thành toàn bộ việc giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án; xem xét phương án đấu giá từng phần và quay vòng vốn thực hiện các hạng mục còn lại, nhưng phải lập quy hoạch tổng mặt bằng, bảo đảm kết nối hạ tầng kỹ thuật – xã hội cho tổng thể khu vực trước khi tổ chức đấu giá...(webite thành phố Hà Nôi,Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng)
1.3.2.2 Đấu giá quyền sử dụng đất ở thành phố Đà Nẵng
Với chủ trương “ Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” của Chính phủ, việc thực hiện dự án sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng CSHT đã được nhân rộng trên phạm vi cả nước. Đây là biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngân sách địa phương, huy động nguồn vốn nội lực tại chỗ phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đấu giá QSDĐ là phương thức khai thác, sử dụng đất hiệu quả Sau khi Chính phủ cho phép TP Đà Nẵng thực hiện chủ trương đổi đất lấy CSHT, Đà Nẵng tổ chức đấu giá QSDĐ cho dự án khu Trung tâm thương mại - siêu thị Đà Nẵng. Dự án có tổng diện tích là 20.045 m2. Đây là dự án đấu giá đầu tiên được tổ chức tại ĐàNẵng
Phiên đấu giá 2 lô đất nằm tại khu vực nút giao thông Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ. Sau hai lần tổ chức bán đấu giá chỉ có 1 người đăng ký tham gia mua lô đất 392m2 với giá 12 triệu đồng/m2 (mức khởi điểm lần 1 là 15 triệu đồng/m2; sau đó được điều chỉnh lại là 12 triệu đồng/m2). Cuộc đấu giá đã bị hoãn bởi không có ai đăng ký tham gia
Hiện nay, TP đang tiến hành nhiều dự án triển khai công tác đấu giá QSDĐ, đấu giá nhà và chuyển quyền sử dụng đất thuộc công sản Nhà nước...(webite thành phố Hà Nôi,Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng)
1.3.3.3. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Thành phố Hồ Chí Minh
Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) năm 2016 (có hiệu lựcngày 1/7/2017).Riêng riêng khoản 4 Điều 80 luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017
Đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản tại Việt Nam kể từ khi hoạt động đấu giá được ra đời
Theo điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có quy định thẩm quyền bán tài sản công như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 tỉ đồng trở lên theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Tài chính, bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương có liên quan và ý kiến của chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi có tài sản bán
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 tỉ đồng theo đề nghị của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương và ý kiến của chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi có tài sản bán. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong nguyên giá tài sản để xác định thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này được thực hiện theo quy định tại Chương XI nghị định này
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản công không phải là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương
4. HĐND cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Trường hợp phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản là trụ sở làm việc, HĐND cấp tỉnh phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định
Đại diện Trung tâm Phát triển Quỹ đất - Sở TN&MT có tham luận tại hội nghị về bán đấu giá quyền sử dụng đất tại TP.HCM
Trung tâm này đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP trực thuộc Sở Tư pháp (là đơn vị bán đấu giá chuyên nghiệp của Nhà nước duy nhất trên địa bàn TP) thực hiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất góp phần tăng nguồn thu ngân sách, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn TP
Trung tâm này đã lập ký hợp đồng dịch vụ ĐGTS 20 khu đất (diện tích 13,97 ha), với giá khởi điểm 2.318,828 tỉ đồng, giá đấu giá thành 3.915,157 tỉ đồng. Trong đó, nhiều khu đất đấu giá thành có giá trị cao, 584 nền đất tại phường Cát Lái, quận 2 (giá khởi điểm 1.351,382 tỉ đồng, giá đấu giá thành 2.062,563 tỉ đồng)
Gần đây nhất là ngày 5/7/2018, tổ chức đấu giá thành 200 căn hộ tại phường Phú Mỹ, quận 7, với giá khởi điểm 166,713 tỉ đồng, giá trị đấu giá thành thu về cho ngân sách thành phố là 223,790 tỉ đồng(webite thành phố Hà Nôi,Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng)