Phân tích kết quả khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân bình (Trang 65 - 67)

HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Phân tích kết quả khảo sát.

Dựa vào bảng 4.14, kết quả nghiên cứu với phương pháp hồi quy, dựa vào giá trị Sig. thì chấp nhận 5 giả thuyết như sau:

Bảng 5.1: Bảng tổng hợp kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Sig.

So sánh với mức ý nghĩa giả định Kết quả kiểm định giả thuyết

H1: Khách hàng đánh giá về tính an toàn và bảo mật thẻ của ngân hàng càng cao thì khả năng quyết định sử dụng dịch vụ thẻ càng cao. (F2) 0.000 < 0.05 Chấp nhận H2: Khách hàng đánh giá về chi phí sử dụng thẻ càng hợp lý thì khả năng quyết định sử dụng dịch vụ thẻ càng cao. (F5) 0.000 < 0.05 Chấp nhận H3: Khách hàng đánh giá về hình ảnh ngân hàng càng tốt thì khả năng quyết định sử dụng dịch vụ thẻ càng cao. (F4) 0.000 < 0.05 Chấp nhận

H4: Khách hàng đánh giá tiện ích sử dụng thẻ của ngân hàng càng cao thì khả năng quyết định sử dụng dịch vụ thẻ càng cao. (F1)

0.000 < 0.05 Chấp nhận H5: Khách hàng đánh giá về các sự khuyến khích

càng cao thì khả năng quyết định sử dụng dịch vụ thẻ càng cao. (F3)

0.000 < 0.05 Chấp nhận

Mô hình trên cho thấy khoảng 46,1% trong quyết định sử dụng thẻ của KH tại VCB – CN Tân Bình có thể được giải thích thông qua 5 biến đưa ra trong mô hình nghiên cứu. Kết quả này cũng cho ta kết luận rằng 5 biến độc lập đều có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại VCB – CN Tân Bình ở mức độ tin cậy 95%.

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:

 Biến F1 (tiện ích sử dụng): có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,367 và có quan hệ cùng chiều với biến DEC, nghĩa là khi KH đánh giá về tiện ích sử dụng tăng lên một đơn vị thì khả năng quyết định sử dụng sẽ tăng lên 0,367 đơn vị.

 Biến F2 (tính an toàn và bảo mật): có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,259 và có quan hệ cùng chiều với biến DEC, nghĩa là khi KH đánh giá về tính an toàn và bảo mật tăng lên một đơn vị thì khả năng quyết định sử dụng sẽ tăng lên 0,259 đơn vị.

 Biến F3 (sự khuyến khích): có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,327 và có quan hệ cùng chiều với biến DEC, nghĩa là khi KH đánh giá về sự khuyến khích tăng lên một đơn vị thì khả năng quyết định sử dụng sẽ tăng lên 0,327 đơn vị.

 Biến F4 (hình ảnh ngân hàng): có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,251 và có quan hệ cùng chiều với biến DEC, nghĩa là khi KH đánh giá về hình ảnh ngân hàng tăng lên một đơn vị thì khả năng quyết định sử dụng sẽ tăng lên 0,251 đơn vị.

 Biến F5 (chi phí sử dụng): có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,321 và có quan hệ cùng chiều với biến DEC, nghĩa là khi KH đánh giá về chi phí sử dụng tăng lên một đơn vị thì khả năng quyết định sử dụng sẽ tăng lên 0,321 đơn vị.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa:

Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa có thể chuyển đổi thành dạng phần trăm như sau:

Bảng 5.2: Vị trí quan trọng của các yếu tố

Biến độc lập Giá trị tuyệt đối %

F1 (CON) 0,367 24,07 F2 (REL) 0,259 16,98 F3 (ENC) 0,327 21,44 F4 (TAN) 0,251 16,46 F5 (PRI) 0,321 21,05 Tổng số 1,525 100

Nguồn: Phụ lục 7 – Kết quả phân tích hồi quy

Dựa vào bảng 5.2, ta thấy biến CON đóng góp 24,07%, biến REL đóng góp 16,98%, biến ENC đóng góp 21,44%, biến TAN đóng góp 16,46%, biến PRI đóng góp 21,05% .

Thông qua các kiểm định, có thể khẳng định những yếu ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng theo thứ tự tầm quan trọng là CON, ENC, PRI, REL, TAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tân bình (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)