Tình trạng sáng kiến đã biết:

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ÂN THI TỈNH HƯNG YÊN (Trang 82 - 84)

- Tuổi đời bình quân: 29 Tối đa 56; tối thiểu 27 Thâm niên công tác t r ê n 5 năm

1. Tình trạng sáng kiến đã biết:

Thiết bị dạy học (TBDH) là một trong những điều kiện cần thiết để giáo viên (GV) thực hiện tốt nội dung giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trí tuệ, khơi dậy tố chất thông minh, sáng tạo, độc lập suy nghĩ và khả năng hợp tác của học sinh (HS). Trong quá trình dạy học, TBDH vừa là công cụ giúp GV giảm nhẹ sức lao động và truyền tải thông tin nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức HS, vừa là nguồn tri thức phong phú, khơi dậy tính tò mò, óc sáng tạo, kích thích hứng thú học tập phát triển tư duy hệ thống và kỹ năng, kỹ xảo thực hành của HS; thu hẹp khoảng cách lý thuyết đa dạng và thực tiễn phong phú.

TBDH được xác định là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học (QTDH), nó đóng vai trò to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Nếu việc quản lý và sử dụng TBDH có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói riêng và chất lượng dạy học (CLDH) nói chung của nhà trường từ Mầm non đến Đại học.

TBDH ở bậc THPT ngoài việc góp phần đổi mới PPDH nó còn có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhận thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo.

Đổi mới giáo dục (GD), hiện đại hoá TBDH ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của một nền giáo dục và một quốc gia, đặc biệt đối với nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt,…để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới.

Thực tế hiện nay việc quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên nhằm nâng cao CLDH trong các trường còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên. Mặt khác việc trang bị TBDH cho các nhà trường phổ thông nói chung còn nhiều bất cập: thiếu, không kịp thời, không đồng bộ,… nên chưa phát huy được tác dụng của TBDH.

Năng lực sử dụng TBDH của đội ngũ GV còn nhiều hạn chế, ngại thực hành, … Tư tưởng mọi người còn mang nặng cơ chế bao cấp xin cho TBDH, chưa chú ý tới việc bảo quản TBDH để sử dụng lâu dài. Các nhà trường còn chưa quan tâm và đầu tư đúng mức cho việc mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH nên hiệu quả sử dụng TBDH chưa cao.

Xuất phát từ thực tế trên thì việc đổi mới công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên hiện nay là rất cần thiết và quan trọng nhằm góp phần nâng cao CLDH trong giai đoạn hiện nay.

Là người quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THPT Ân Thi và với mong muốn tìm được các biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo

quản TBDH trong trường THPT Ân Thi nên tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “ Đổi mới quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên” .

2. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận:

Các biện pháp đổi mới quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CBPTTBDH về TBDH và quản lý TBDH trong nhà trường. trong nhà trường.

- Xây dựng và tổ chức các bộ phận quản lý TBDH.- Đổi mới quản lý việc trang bị TBDH ở trường THPT. - Đổi mới quản lý việc trang bị TBDH ở trường THPT. - Tăng cường quản lý việc sử dụng TBDH ở trường THPT. - Quản lý việc bảo quản TBDH ở trường THPT.

- Tạo động lực cho quản lý việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH trong nhà trường. trường.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ÂN THI TỈNH HƯNG YÊN (Trang 82 - 84)

w