Nguyên nhân làm hư hỏng TBD Hở trường THPT Ân Thi hiện nay:

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ÂN THI TỈNH HƯNG YÊN (Trang 30 - 32)

Tìm hiểu lý do làm hư hỏng TBDH tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu tập trung ở một số nguyên nhân chính trong bảng 2.26.

Bảng 2.26: Nguyên nhân làm hư hỏng TBDH ở trường THPT Ân Thi

Đối tượng đánh giá HT (PHT) Giáo viên CBPTTBDH

SL % SL % SL %

Do hao mòn trong quá trình SD 3 75 30 50 1 50

Do thiếu dụng cụ bảo quản 1 25 12 20 1 50

Ðể lâu không sử dụng 1 25 8 13.3 1 50

Do sử dụng bảo quản chưa đúng

1 25 13 21.7 1 50

Qua điều tra cho thấy, nguyên nhân chủ yếu làm hư hỏng TBDH ở các trường hiện nay là do: TBDH bị hao mòn trong quá trình sử dụng, do thiếu dụng cụ bảo quản TBDH, do để lâu TBDH không được sử dụng đến, do sử dụng, bảo quản

TBDH chưa đúng quy cách, do CBPTTBDH và GV ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa cẩn thận, bảo quản chưa tốt TBDH…

2.3.3.3. Kiểm tra việc bảo quản TBDH ở trường THPT Ân Thi

Quản lý kiểm tra việc bảo quản TBDH ở trường THPT Ân Thi được thực hiện trên hai nội dung: Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm của nhà trường đối với cán bộ phụ trách TBDH nói chung.

- Việc kiểm tra thường xuyên giữa người phụ trách TBDH và GV, HS mỗi lần sử dụng TBDH đã được thực hiện tương đối đầy đủ, tuy nhiên việc kiểm tra chủ yếu chỉ chú trọng kiểm kê lại số lượng mà chưa xem xét cụ thể tình trạng chất lượng của thiết bị sau quá trình sử dụng. Do đó có nhiều trường hợp TBDH bị hư hỏng nhưng không được phát hiện và phản ánh kịp thờ để thay thế, sửa chữa.

- Việc kiểm tra thường xuyên công việc bố trí, sắp xếp, lau chùi, vệ sinh phòng ốc và các TBDH, thống kê, báo cáo TBDH hư hỏng và những đề xuất sửa chữa, thay thế, bổ sung,… đối với cán bộ phụ trách TBDH, các tổ trưởng bộ môn chưa được thực hiện đầy đủ và kịp thời.

- Việc kiểm tra, kiểm kê định kỳ theo kế hoạch của nhà trường đã được trường thực hiện mỗi năm từ một đến hai lần để nắm tình hình sử dụng TBDH, tình hình thực hiện các hồ sơ, sổ sách theo dõi, quản lý và mức độ hư hỏng TBDH,… Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, bận rộn về công việc và nhiều sự bất cập trong công tác quản lý, nên việc kiểm tra thường không đảm bảo các nội dung và quy trình.

Hình thức kiểm tra chủ yếu cũng chỉ dựa trên hồ sơ sổ sách và báo cáo của các cán bộ phụ trách TBDH, mà chưa đi sâu nắm chắc và đánh giá được thực chất hiệu quả của công tác bảo quản TBDH để từ đó có những biện pháp chỉ đạo quá trình bảo quản TBDH ngày càng đạt hiệu quả cao.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Ân Thi trường trung học phổ thông Ân Thi

Từ kết quả khảo sát thực trạng về tình hình mua sắm, trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH và công tác quản lý TBDH ở trường THPT Ân Thi, cho thấy:

2.4.1. Những mặt mạnh.

-Đa số CBQL, giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học, là phương tiện cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBGV ngày càng chuyển biến.

- Nhà trường đã có phòng TBDH và có nhân viên chuyên trách về công tác TBDH.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ÂN THI TỈNH HƯNG YÊN (Trang 30 - 32)