Kết quả ước lượng và kiểm định các hệ số biến cho các ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại việt nam phương pháp phân tích hồi quy theo ngưỡng (Trang 56 - 61)

4.3.2.1. Hệ số biến phân ngưỡng

Mô hình hồi quy ngưỡng cho ra các ước lượng hệ số biến phân ngưỡng đối với các ngành (phân biệt các ngành qua đại lượng “n” tham chiếu ở bảng 12), mô tả chi tiết theo như bảng 4.11:

Bảng 4.11: Kết quả ước lượng hệ số biến phân ngưỡng theo ngành

n Coeffi- cients

Estimated value

tOLS p-value tWhite p-value

2 β^1 -.100807 -0.81 0.418 -0.91 0.366

β^2 -10.64372 -13.78 0.000*** -2.25 0.027** 3 β^1 -.3109918 -3.25 0.001*** -3.16 0.002***

4 β^1 -.1459528 -1.06 0.289 -0.83 0.409 β^2 -3.707435 -5.71 0.000*** -1.80 0.075* 6 β^1 -.1274878 -0.97 0.333 -1.10 0.276 β^2 -2.748491 -6.32 0.000*** -1.40 0.167 8 β^1 -.0457917 -0.57 0.570 -0.49 0.625 β^2 -.270543 -2.00 0.047** -1.23 0.229

***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

Đối với ngành Vật Liệu Cơ Bản :

Trong nhóm ngưỡng đầu tiên, tương ứng DA<=77.45%, hệ số ước lượng β^1

không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy trong vùng ngưỡng này, biến DA chưa thể giải thích được cho biến ROE tức là chưa thể khẳng định có mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong nhóm ngưỡng còn lại, tương ứng DA > 77.45%, hệ số ước lượng β^2

có giá trị -10.64372 (mức ý nghĩa 1%), cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ. Hiệu quả hoạt động sẽ giảm (-)10. 64372% khi tỷ lệ nợ tăng 1%.

Đối với ngành Công nghiệp :

Trong nhóm ngưỡng đầu tiên, tương ứng DA<=78.35%, hệ số ước lượng β^1

có giá trị -.3109918 với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động trong nhóm ngưỡng này. Tức là hiệu quả hoạt động sẽ giảm (-) 0.3109918% khi tỷ lệ nợ tăng 1%

Trong nhóm ngưỡng còn lại, tương ứng DA > 78.35%, hệ số ước lượng β^2

có giá trị -4.746782 (mức ý nghĩa 1%), cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ. Hiệu quả hoạt động sẽ giảm -4.746782 % khi tỷ lệ nợ tăng 1%.

Đối với ngành Hàng tiêu dùng :

Trong nhóm ngưỡng đầu tiên, tương ứng DA<=73.47%, hệ số ước lượng β^1

thể giải thích được cho biến ROE tức là chưa thể khẳng định có mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong nhóm ngưỡng còn lại, tương ứng DA > 73.47%, hệ số ước lượng β^2

có giá trị -3.707435 và có ý nghĩa thống kê, cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ. Hiệu quả hoạt động sẽ giảm (-)3.707435 % khi tỷ lệ nợ tăng 1%.

Kết luận tương tự cho các ngành Dịch vụ tiêu dùng với phân ngưỡng tỷ lệ nợ là 72.55% và ngưỡng nợ 54.31% đối với ngành Dịch vụ hạ tầng.

4.3.2.2. Hệ số biến kiểm soát

Mô hình hồi quy ngưỡng cho ra các ước lượng hệ số biến kiểm soát đối với các ngành, mô tả chi tiết theo như bảng 4.12:

Bảng 4.12: Kết quả ước lượng hệ số biến kiếm soát theo ngành

n Biến Hệ số Giá trị

ước lượng tOLS p-value tWhite p-value

2 SIZE ^1 .0076883 0.25 0.802 0.15 0.881 ’^ 1 .6071016 11.27 0.000*** 2.24 0.028** GRO- WTH ^2 .0231066 1.84 0.067* 2.84 0.006*** ’^ 2 -.8614377 -19.94 0.000*** -3.31 0.001*** 3 SIZE ^1 .0777421 3.66 0.000*** 2.43 0.016** ’^ 1 .3298363 10.50 0.000*** 2.11 0.036** GRO- WTH ^2 .0352236 5.51 0.000*** 9.33 0.000*** ’^ 2 .0040994 1.75 0.081* 2.33 0.021** 4 SIZE ^1 .0482924 1.28 0.201 1.47 0.145 ’^ 1 .2368494 4.86 0.000*** 2.08 0.040** GRO- WTH ^2 .0125496 0.90 0.369 2.57 0.012** ’^ 2 .3956559 5.47 0.000*** 1.76 0.082* 6 SIZE ^1 -.008551 -0.32 0.751 -0.39 0.696 ’^ 1 .1265685 3.60 0.000*** 1.48 0.145

GRO- WTH ^2 .0005451 0.16 0.874 0.72 0.472 ’^ 2 -.0611185 -0.38 0.706 -0.31 0.760 8 SIZE ^1 .0184917 0.61 0.540 0.43 0.669 ’^ 1 .0275284 0.90 0.370 0.62 0.540 GRO- WTH ^2 .0914753 4.33 0.000*** 3.58 0.001**** ’^ 2 -.0257258 -2.37 0.019** -2.25 0.031**

***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

Đối với ngành Vật Liệu Cơ Bản :

Hệ số ước lượng của biến SIZE quy mô doanh nghiệp (^1 , ’^

1 ) tại hai vùng ngưỡng lần lượt là 0.0076883, 0.6071016, có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% tại vùng ngưỡng DA>77.45%. Như vậy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ vượt ngưỡng 77.45%.

Hệ số ước lượng của biến GROWTH tốc độ tăng trưởng (^2 , ’^

2 ) tại hai vùng ngưỡng lần lượt là 0.0231066, -0.8614377, có ý nghĩa thống kê ở cả 2 vùng ngưỡng. Như vậy tốc độ tăng trưởng tác động thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi DA <=77.45%, và tác động nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi DA > 77.45%.

Đối với ngành Công nghiệp :

Hệ số ước lượng của biến SIZE quy mô doanh nghiệp (^1 , ’^

1 ) tại hai vùng ngưỡng lần lượt là 0.0777421, 0.3298363, có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% tại vùng ngưỡng DA>77.45%. Như vậy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ số ước lượng của biến GROWTH tốc độ tăng trưởng (^2 , ’^

2 ) tại hai vùng ngưỡng lần lượt là 0.0352236, 0.0040994, có ý nghĩa thống kê ở cả 2 vùng ngưỡng. Như vậy tốc độ tăng trưởng tác động thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ số ước lượng của biến SIZE quy mô doanh nghiệp (^1 , ’^

1 ) tại hai vùng ngưỡng lần lượt là 0.0482924, 0.2368494, có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% tại vùng ngưỡng DA>73.47%. Như vậy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ vượt 73.47%

Hệ số ước lượng của biến GROWTH tốc độ tăng trưởng (^2 , ’^

2 ) tại hai vùng ngưỡng lần lượt là 0.0125496, 0.3956559, có ý nghĩa thống kê tại vùng ngưỡng DA>73.47%. Như vậy tốc độ tăng trưởng tác động thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ vượt 73.47%

Các ngành hàng còn lại chỉ có ngành Dịch vụ hạ tầng là có biến GROWTH tốc độ tăng trưởng có hệ số ước lượng (^2 , ’^

2 ) là 0.0914753 và -0.0257258 có ý nghĩa thống kê ở 2 vùng ngưỡng tỷ lệ nợ. Như vậy tốc độ tăng trưởng tác động thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi DA <=54.31%%, và tác động nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi DA > 54.31%.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm về mối quan hệ CCV và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả đã đưa nhận định là tồn tại hai ngưỡng tạo ra ba nhóm ngưỡng mà tại đó tác động của CCV đối với hiệu quả doanh nghiệp là khác nhau đồng thời CCV có tác động ngược chiều đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra yếu tố quy mô doanh nghiệp cũng có tác động cũng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi đó chưa thể kết luận được mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu cũng đã đưa ra kết luận về mối quan hệ CCV và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đối với các ngành được phân loại theo tiêu chí của ICB. Đồng thời cũng có kết luận đối với những ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp cũng như tốc độ tăng trưởng đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng ngành nghề.

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương 4 đã cung cấp thông tin cần thiết cho các nội dung của chương 5, là cơ sở đưa ra những kết luận về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam nói chung và trong từng ngành nghề nói riêng, từ đó luận văn đưa ra các gợi ý, định hướng cho các doanh nghiệp trong việc ra quyết định cơ cấu vốn vừa hướng đến đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại việt nam phương pháp phân tích hồi quy theo ngưỡng (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)