Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới
Tên Tác
giả Quốc Gia Số DN Năm
Kết quả Ngành nghề Hướng tác động Phân ngưỡng Abor Ghana 22 1998 - 2002 + ## ## Addae và cộng sự Ghana 34 2005 – 2009 - ## 12 ngành nghề Nieh và cộng sự Trung Quốc 821 1998 – 2002 +/- 3 ngưỡng ## Onaolapo và Kajola Nigeria 30 2001 – 2007 - ## ## Taiwo Nigeria 10 2006 – 2010 - ## ## Gill và cộng sự Mỹ 272 2005 – 2007 + ## 3 ngành nghề Cheng và cộng sự Trung Quốc 650 2001 – 2006 +/- 3 ngưỡng ## Mahfuzah Salim và Raj Yadav Malaysia 237 1995 - 2011 - ## 6 ngành nghề
Mohammad
và Jaafer Jordan 39 2004 - 2009 - ##
Ngành công nghiệp
Bảng 2.2. Bảng tóm tắt các nghiên cứu tại Việt Nam
Tên Tác giả Số DN Năm
Kết quả Ngành nghề Hướng tác động Phân ngưỡng
Đoàn Ngọc Phi Anh
(2010) 428
2007 -
2009 + ## ##
Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Thị Hải Yến (2014)
180 2010 –
2013 - ## ##
Lê Hoàng Vinh (2014) 230 2010 – 2013 + ## Võ Hồng Đức & Võ
Tường Luân (2014) (*) 191 2005 – 2012 +/- 2 ngưỡng ##
Bùi Đan Thanh (2016) 1.032 +
Nguyễn Hữu Quân và Lê Nguyễn Quỳnh Hương (*) 517 2010 - 2012 - Không tồn tại các ngưỡng ## Đàm Thanh Tú & Bùi
Thị Hà Linh (*) 21
2009 -
2016 - 2 ngưỡng
Dược phẩm Về tổng thể trên thế giới và Việt Nam, đã có rất nhiều nhà khoa học với những nghiên cứu về mối quan hệ, tác động giữa CCV và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên những dữ liệu thực nghiệm tại các đất nước, vùng miền và thời gian khác nhau. Và kết quả nghiên cứu cũng rất đa dạng và trái ngược nhau (tác động tích cực/thuận chiều và tiêu cực/ nghịch chiều giữa CCV và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp). Ngoài ra một số nghiên cứu cũng đã đi sâu vào tác động giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đóng góp tích cực cho các định hướng hoạt động quản trị nguồn vốn của các nhà quản trị tài chính trên địa bàn.
Đối với nghiên cứu của Neih và cộng sự (2004), nghiên cứu chỉ nghiên cứu sự tác động duy nhất của CCV (debt / assets) đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (ROA) mà không xem xét các tác động của các yếu tố khác như Tổng tài sản , Doanh thu của doanh nghiệp,… và đưa ra kết luận đối với từng lĩnh vực/ ngành nghề.
Đối với nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2010), Võ Hồng Đức và Võ Tường Luân (2014) thì cũng chưa đi sâu vào tác động của các ngưỡng CCV đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực/ ngành nghề. Mặc dù Cheng và cộng sự đã có liệt kê, phân loại các công ty theo ngành nghề trong nghiên cứu của mình. Ngoài ra 2 nghiên cứu đang giả định hệ số ước lượng cho các yếu tố tác động khác ngoài CCV là không đổi qua các ngưỡng CCV.
Các nghiên cứu như Abor (2013), Gill và cộng sự (2011), Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012) đã phân tích và nhóm các dữ liệu doanh nghiệp theo từng lĩnh vực và ngành nghề theo các tiêu chí khác nhau.
Đối với nghiên cứu này này, học viên sẽ nghiên cứu và phát triển dựa trên các mô hình hồi quy ngưỡng của Hansen (1999) như trong các nghiên cứu của Neih và cộng sự (2004), Cheng và cộng sự (2010), Võ Hồng Đức và Võ Tường Luân (2014), Đàm Thanh Tú & Bùi Thị Hà Linh (2018), và phát triển thêm sự thay đổi hệ số ước lượng của các yếu tố khác ngoài CCV theo những ngưỡng CCV được xác định. Đồng thời đánh giá phân tích các dữ liệu doanh nghiệp theo tiêu chí từng ngành nghề, lĩnh vực như các nghiên cứu Abor (2013), Gill và cộng sự (2011), Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012) nhằm đưa ra những khuyến nghị về việc quản trị cơ cấu vốn phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực nhằm tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trên nền tảng lý thuyết về CCV và tác động của CCV đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nghiên cứu đã tiếp cận các lý luận về cơ cấu vốn và các thành phần của cơ cấu vốn như là Quan điểm truyển thống về CCV, Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (mô hình MM), Lý thuyết đánh đổi về CCV (Trade-off Theory), Thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory).
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã tiến hành thống kê khảo lược các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về CCV tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên Thế giới và Việt Nam. Qua đó có thể thấy được có nhiều nghiên cứu đã có những kết quả trái ngược nhau (contrary), ý nghĩa đôi lúc lại cùng chiều với cơ sở lý thuyết nhưng cũng có những kết quả lại có chiều hướng ngược lại. Ngoài ra có những kết quả lại không tìm thấy được ý nghĩa thống kê.
Đây là điểm quan trọng để luận văn đặt ra mục tiêu nghiên cứu là phân tích tác động của CCV đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm, hệ thống các biến và phương pháp nghiên cứu phục vụ cho quá trình phân tích cấu trúc vốn tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong chương 3 và chương 4.
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU – MÔ HÌNH HỒI QUY NGƯỠNG
Căn cứ vào lý thuyết thực nghiệm của chương 1, chương 2, luận văn sẽ đưa ra thiết kế nghiên cứu về CCV và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng của Hansen (1999) để làm mô hình phân tích. Sau đó luận văn tiến hành kiểm định kết quả của mô hình nhằm xác định kết quả đáng tin cậy và hiệu quả nhất.