Các nghiên cứu thực nghiệ mở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại việt nam phương pháp phân tích hồi quy theo ngưỡng (Trang 26 - 29)

Abor (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với các biến đo lường CCV của các công ty được chọn đã niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Ghana từ năm 1998 đến 2002. Kết quả nghiên cứu 22 công ty trong năm 2005 chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ suất tổng nợ trên tổng tài sản và khả năng sinh lời (ROE).

Addae và cộng sự (2013) đã mở mở rộng nghiên cứu của Abor (2005), nghiên cứu lấy dữ liệu yết trên sở giao dịch chứng khoán Ghana từ năm 2005 đến 2009 (34 công ty). Tuy nhiên trong nghiên cứu này, thì kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết luận trái ngược lại năm 2005 của Abor, rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ suất tổng nợ trên tổng tài sản và khả năng sinh lời (ROE).

Trong cả hai nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng biến phụ thuộc là ROE, biến độc lập bao gồm ba biến chia ra trong ba mô hình là tổng nợ/ tổng tài sản, nợ ngắn hạn/ tổng tài sản và nợ dài hạn/tổng tài sản. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy thì kết quả nghiên cứu Abor 2005 chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ suất tổng nợ trên tổng tài sản và khả năng sinh lời (ROE). Tuy nhiên trong nghiên cứu Addae và cộng sự (2013), thì kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết luận trái ngược lại Abor (2005), rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ suất tổng nợ trên tổng tài sản và khả năng sinh lời (ROE). Trong cả hai nghiên cứu, tác giả không nghiên cứu đến yếu tố CCV tối ưu mà chỉ đánh giá tác động giữa CCV và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngoài ra trong nghiên cứu Addae và cộng sự (2013), tác giả

cũng đã phân chia dữ liệu doanh nghiệp theo 12 ngành nghề để nghiên cứu tác động của CCV đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theo từng ngành nghề.

Nieh và cộng sự (2004) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc, dữ liệu được thu thập của 821 công ty được niêm yết trên hai sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến từ năm 1998 đến 2002, và được xây dựng thành dữ liệu bảng. Nghiên cứu được xây dựng nhằm kiểm tra liệu có tồn tại CCV tối ưu trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng để kiểm tra tác động ngưỡng của đòn bẩy tài chính đối với hiệu quả hoạt động (ROA). Kết quả cho thấy tồn tại ba ngưỡng CCV có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động. Ba ngưỡng CCV hay tỷ số nợ lần lượt là 21,65% - 35,05% - 51.93%. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự tác động cùng chiều của CCV đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị giảm đi khi tỷ số nợ tăng lên. Vì kết quả nghiên cứu đã cho thấy khi CCV vượt qua 21,65% thì sự tác động thuận chiều của CCV sẽ giảm đi. Tỷ số nợ trên tài sản càng cao thì hiệu quả tác động thuận chiếu càng giảm.

Onaolapo và Kajola (2010), Taiwo (2012) điều tra mối quan hệ tác động của CCV đến hiệu quả tài chính của các công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Nigeria (giai đoạn 2001 – 2007 cho nghiên cứu của Onaolapo và cộng sự và giai đoạn 2006 – 2010 cho nghiên cứu của Taiwo). Cả Nghiên cứu thu thập dữ liệu bảng và phân tích bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (OLS). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nợ có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động (được đo bằng ROA, ROE) của những công ty này.

Gill và cộng sự (2011) đã mở rộng nghiên cứu của Abor (2005) sang các doanh nghiệp ở Mỹ, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 272 công ty Mỹ được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York trong thời gian 3 năm từ năm 2005-2007. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan để ước lượng mối quan hệ giữa khả năng sinh lời (ROE) và CCV. Kết quả nghiên cứu trên các công ty trên hai lĩnh vực dịch vụ và sản xuất như sau :

(i) Lĩnh vực dịch vụ: mối quan hệ tích cực giữa nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và khả năng sinh lời ; tổng nợ trên tổng tài sản và khả năng sinh lời.

(ii) Lĩnh vực sản xuất: mối quan hệ tích cực giữa nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và khả năng sinh lời; nợ dài hạn trên tổng tài sản và khả năng sinh lới; tổng nợ trên tổng tài sản và khả năng sinh lời.

Cũng giống như nghiên cứu của Abor, tác giả cũng không nghiên cứu đến yếu tố CCV tối ưu mà chỉ đánh giá tác động giữa CCV và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Cheng và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về việc có tồn tại CCV tối ưu mà tại đó có thể tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, dữ liệu được thu thập từ 650 doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2006. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng để kiểm tra hiệu ứng trên dữ liệu bảng của tỷ số nợ trên giá trị doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ba ngưỡng khác nhau của tỷ số nợ lần lượt là 53,97% - 70,48% - 75,26%, điều này cho thấy khi doanh nghiệp có tỷ số nợ trên tổng tài sản vượt quá 53,97% sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp và lợi nhuận sẽ không được cải thiện.

Mahfuzah Salim và Raj Yadav (2012) đã thực hiện điều tra mối quan hệ giữa CCV và hiệu quả hoạt động công ty với dữ liệu là số liệu tài chính của 237 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bursa Malaysia trong giai đoạn từ 1995 đến 2011. Các doanh nghiệp được phân chia thành sáu ngành nghề là xây dựng, sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, nông lâm nghiệp, bất động sản, thương mại và dịch vụ.

Nghiên cứu đã sử dụng các biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động donah nghiệp là : ROE, ROA, Tobin’s Q và EPS. Các biến đo lường cấu trúc vốn là tỷ lệ nợ dài hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ tổng nợ, tỷ lệ tăng trưởng. Biến quy mô doanh nghiệp là biến điều khiển.

Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được đo lường bằng ROA, ROE, EPS có mối quan hệ tiêu cực với tỷ lệ nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ. Tuy nhiên lại có mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ tăng trưởng và hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp. Đối với biến phụ thuộc Tobin’s Q thì có mối quan hệ tích cực với tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn. Qua đó, nghiên cứu cũng đã kết luận là tổng nợ có mối quan hệ tiêu cực với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Mohammad và Jaafer (2012) dựa trên nghiên cứu của Abor (2005), Gill (2011), đã mở rộng tiến hành nghiên cứu trên 39 công ty trong ngành công nghiệp được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Amman (Jordan) trong vòng sáu năm (2004 – 2009). Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa nợ và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn chủ sở hữu trong các quyết định lựa chọn phương án tài trợ vốn của các công ty này. Tuy nhiên, các khuyến nghị dựa trên những phát hiện được đưa ra để cải thiện một số yếu tố như công ty phải xem xét sử dụng cấu trúc vốn tối ưu (nghiên cứu chưa đi sâu vào vấn đề này) và các nghiên cứu trong tương lai nên điều tra tổng quát các kết quả ngoài các lĩnh vực sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại việt nam phương pháp phân tích hồi quy theo ngưỡng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)