Kết quả ước lượng các ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại việt nam phương pháp phân tích hồi quy theo ngưỡng (Trang 49 - 51)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS để ước lượng ngưỡng cho mô hình hồi quy ngưỡng và sử dụng phương pháp Boostrap để mô phỏng kiểm định LRT có phân phối tiệm cận với phân phối chuẩn để tính F-statistic và p-value của các kiểm định cho sự tồn tại ngưỡng của mô hình. Có 3 kiểm định được thực hiện trên tập mẫu dữ liệu tương ứng cho 3 trường hợp.

Dựa trên những kết quả của các nghiên cứu về CCV trên thế giới và Việt Nam, cũng như những mục tiêu đã xác định, nghiên cứu đưa ra những giả thuyết, được thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4: Giả thuyết các kiểm định tồn tại các ngưỡng

Kiểm định

Giả thuyết tồn tại các ngưỡng

F1 - H0 : Không tồn tại các ngưỡng

- H1: Tồn tại tác động theo một ngưỡng trong tập dữ liệu mẫu đang xét F2 - H0 : Tồn tại tác động theo một ngưỡng trong tập dữ liệu mẫu đang xét

- H1: Tồn tại tác động theo hai ngưỡng trong tập dữ liệu mẫu đang xét F3 - H0 : Tồn tại tác động theo hai ngưỡng trong tập dữ liệu mẫu đang xét

- H1: Tồn tại tác động theo ba ngưỡng trong tập dữ liệu mẫu đang xét Mỗi kiểm định được thực hiện bằng phương pháp Boostrap 1.000 lần. Giá trị F-statistics và p-value của các kiểm định được tính toán và thể hiện ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng ngưỡng và kiểm định tồn tại các ngưỡng

Kiểm định

Giá trị ngưỡng

F-Statistics Critical value of F

F p-value 1% 5% 10% F1 78.07% 469.16 0.0060*** 194.4128 36.1928 25.4475 F2 63.18% 78.07% 67.09 0.0200** 103.3058 36.0216 25.5830 F3 27.53% 63.18% 78.07% 24.39 0.7570 120.4448 72.5832 60.7438

***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

Kiểm định tác động theo một ngưỡng : thu được F-statistics và p-value lần lược là 469.16 và 0.0060. Kiểm định có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, do đó giả thuyết vô hiệu bị bác bỏ

Kiểm định tác động theo hai ngưỡng : thu được F-statistics và p-value lần lược là 67.09 và 0.0200. Kiểm định nảy có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, do đó giả thuyết vô hiệu bị bác bỏ.

Kiểm định tác động theo ba ngưỡng : thu được F-statistics và p-value lần lược là 24.39 và 0.7570. Kiểm định này có ý nghĩa thống kê, do đó không thể bác bỏ giả thuyết vô hiệu. Kiểm định này kết luận khác với kết quả trong nghiên cứu của Cheng (2010) (kiểm định tồn tại ba ngưỡng) và Võ Hồng Đức (2014) (kiểm định tồn tại ba ngưỡng nhưng ngưỡng thứ ba không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%)

Kết quả phân tích trên, cho thấy tác động của hai ngưỡng tồn tại trong tập dữ liệu mẫu đang xét. Giá trị ước lượng cho hai ngưỡng được thể hiện ở bảng 4.5 lần lượt là 63.18% và 78.07%. Hai giá trị ngưỡng này phân chia tập mẫu thành 3 phân

ngưỡng (regime) , dựa trên các giá trị của biến tỷ lệ nợ DA nhỏ hơn hoạc lớn hơn các giá trị ước lượng ngưỡng (^1, ^2,)

Như vậy dữ liệu mẫu được chia thành 3 nhóm DA là (0% – 63.18%], (63.18% - 78.07%] và (78.07% - 100%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại việt nam phương pháp phân tích hồi quy theo ngưỡng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)