Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại việt nam phương pháp phân tích hồi quy theo ngưỡng (Trang 29 - 31)

Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của 428 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK (2007 – 2009). Với cách tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn (path analysis), nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính, bao gồm: hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh, cấu trúc tài sản và qui mô của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động giữa hiệu quả kinh doanh và cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cấu trúc tài chính có tác động cùng chiều đến ROE.

Nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Thị Hải Yến (2014) về tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của 180 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2010 – 2013.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng các yếu tố không ngẫu nhiên với mười nhân tố được đưa vào mô hình: Quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản, tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản của tài sản, điều kiện của thị trường chứng khoán, thuế, điều kiện

thị trường nợ. Nghiên cứu đã cho ra kết luận có ba nhân tố tác động mạnh đến cấu trúc vốn: Quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và thuế. Trong đó quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với CCV; khả năng sinh lợi doanh nghiệp và thuế có mối quan hệ nghịch chiều với CCV.

Nghiên cứu của Lê Hoàng Vinh (2014) với nội dung CCV và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, thu thập dữ liệu từ 230 Doanh nghiệp từ năm 2010 – 2013. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng về mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn với từng biểu hiện của rủi ro tài chính theo mô hình các yếu tố tác động cố định và mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên. Theo đó, mức độ sử dụng nợ có ảnh hưởng cùng chiều đáng kể đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Kết quả gợi ý các doanh nghiệp cần đưa ra quyết định cơ cấu vốn với những điều kiện ràng buộc về lợi nhuận dành cho chủ sở hữu và rủi ro kiệt quệ tài chính.

Nghiên cứu của Võ Hồng Đức & Võ Tường Luân (2014) đo lường tác động theo ngưỡng của mức sử dụng nợ đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và đề xuất ứng dụng xác định hạn mức sử dụng nợ hợp lý nhằm đảm bảo khả năng sinh lợi. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu của 191 công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2005 – 2012, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp hồi quy ngưỡng (Threshold Regression) để kiểm định và ước lượng mối quan hệ giữa mức sử dụng nợ và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy tồn tại hiệu ứng ngược tác động theo hai ngưỡng mức sử dụng nợ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Mức sử dụng nợ tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi tỷ lệ nhỏ hơn 56,67%; khi tỷ lệ nợ lớn hơn 56,67% và nhỏ hơn 69,72%, tác động của mức sử dụng nợ đến khả năng sinh lời là ngược chiều; và mức tác động ngược chiều sẽ tăng lên khi tỷ lệ nợ tăng vượt quá 69,72%.

Nghiên cứu của Bùi Đan Thanh (2016) về Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp.HCM, dữ liệu thu thập từ 1.032 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM. Nghiên

cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng đối với mô hình kinh tế lượng được thiết lập để mô tả mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả thực nghiệm của các dữ liệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn của các doanh nghiệp có xu hướng tác động cùng chiều với hiệu quả quản trị tài chính. Tuy nhiên khi đi nghiên cứu sâu vào tác động của tỷ lệ của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn thì nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy nợ dài hạn các tác động đến hiệu quả quản trị tài chính đối với đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu của Đàm Thanh Tú & Bùi Thị Hà Linh (2018) về cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dược phẩm thông qua mô hình hồi quy ngưỡng. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu của 21 công ty dược phẩm niêm yết TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2016, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp hồi quy ngưỡng (Threshold Regression) để kiểm định và ước lượng mối quan hệ giữa mức sử dụng nợ và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã cho ra kết quả là sự tác động ngược chiều của CCV đối với hiệu quả doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại việt nam phương pháp phân tích hồi quy theo ngưỡng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)