* Khu vực lập ô định vị sô 11, 12, 13 tỉnh Cao Bằng
Đất tại khu vực thiết lập Ô định vị nghiên thuộc loại đất Feralít màu nâu vàng phát triển trên đá mẹ mác ma a xít và đá biến chất. Loại đất này thƣờng xuất hiện ở chân sƣờn đỉnh và thung núi cao dƣới 1.500 m, ở những nơi này thoát nƣớc tốt và ẩm, thích hợp cho cây rừng sinh trƣởng và phát triển.
* Khu vực lập ô định vị số 40, 41, 42 tỉnh Tuyên Quang
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam, khu vực đặt ô định vị nghiên cứu tại tỉnh Tuyên Quang đƣợc hình thành từ sản phẩm phong hóa từ một số loại đá mẹ chủ yếu là: Đá phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các đá biến chất khác.
Theo bản đồ phân cấp phòng hộ tỉnh Tuyên Quang năm 2008, phục vụ Quy hoạch lại 3 loại rừng - Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ, khu vực thiết lập ô định vị nghiên cứu có một số loại đất là: Đất Feralit mầu nâu vàng trên núi trung bình, núi cao: Chủ yếu tập trung ở độ cao từ 700m - 1.700m so với mặt nƣớc biển, loại đất này có quá trình Feralít yếu, quá trình mùn hoá tƣơng đối mạnh, là vùng phân bố của các thảm rừng tự nhiên; Đất feralit Nâu đen (F) và đất mùn Feralit trên núi (H). Đất có độ phì cao, tập trung nhiều ở khu vực tƣơng đối bằng phẳng, độ dốc thấp (đỉnh bằng, thung lũng); Đất cát pha hình thành từ cát kết (sa thạch). Đất khá tơi xốp, thoát nƣớc tốt, sáng màu.Thƣờng hình thành ven các suối, sƣờn dốc.
* Khu vực lập ô định vị số 57, 58, 59 tỉnh Yên Bái
Theo bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Yên Bái, khu vực lập ô định vị nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa núi cao, đất ở đây có quá trình phong hóa tƣơng đối mạnh, tầng đất dầy, có hai kiểu địa hình, kiểu địa hình núi cao và kiểu địa hình núi trung bình, đất thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình hoặc đất thịt pha cát, nhất là ở những nơi có độ dốc cao, đất bị xói mòn mạnh. Đất tại khu vực nghiên cứu thuộc đất Feralít màu nâu vàng phát triển trên đá mẹ mác ma a xít
và đá biến chất. Loại đất này thƣờng xuất hiện ở chân sƣờn đỉnh và thung núi cao dƣới 1.500 m, ở những nơi này thoát nƣớc tốt và ẩm, rừng phát triển.