4.6.1.1. Đối với trạng thái rừng giàu: Thực hiện quản lý, bảo vệ duy trì và phát triển vốn rừng
Kết quả điều tra đã xác định trạng thái rừng giàu có các chỉ tiêu bình quân là mật độ cây gỗ tầng cao 881 cây/ha; Diện tích tiết diện ngang 29,81 m2/ha; Trữ lƣợng 292,78 m3/ha; Mật độ cây tái sinh tự nhiên là 9.216 cây/ha thuộc đối tƣợng rừng giàu (trữ lượng cây đứng từ 201 - 300 m3/ha) theo thông tƣ 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Thực hiện biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên đối với thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới ít bị tác động. Đây là kiểu rừng có cấu trúc hƣớng tới ổn định, tổ thành loài cây phong phú, có nhiều loài cây có giá trị bảo tồn.
Mặc dù trữ lƣợng rừng khá cao, nhƣng theo quy định hiện nay của Thủ tƣớng Chính phủ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không đƣợc thực hiện khai thác chính, chỉ đƣợc phép tận thu gỗ là những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ và khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác ở những đối tƣợng rừng tự nhiên là rừng giàu và rừng trung bình. Vì vậy đối tƣợng rừng giàu không phù hợp để khai thác gỗ mà thực hiện quản lý, bảo vệ để duy trì và phát triển vốn rừng với mục tiêu phòng hộ đầu nguồn.
Các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trạng thái giàu thực hiện theo Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/06/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các quy trình, quy định có liên quan khác.
Nguồn vốn để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn huyện từ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng; tiền khoán bảo vệ rừng, bình quân mỗi hộ gia đình nhận giao khoán quản lý, bảo vệ rừng đƣợc hỗ trợ từ 300 - 400 nghìn đồng/ha/năm.
Cần tiếp tục theo dõi cấu trúc và tái sinh rừng phục hồi trong khu vực để có những giải pháp phù hợp. Các giải pháp phải mang tính đồng bộ và hài hòa về mặt kỹ thuật - kinh tế và xã hội.
4.6.1.2. Đối với trạng thái rừng trung bình: Thực hiện nuôi dƣỡng rừng, vệ sinh rừng
Kết quả điều tra đã xác định trạng thái trung bình có các chỉ tiêu bình quân là mật độ cây gỗ tầng cao 560 cây/ha; Diện tích tiết diện ngang 17,01 m2/ha; Trữ lƣợng 133,3 m3/ha; Mật độ cây tái sinh tự nhiên là 4.904 cây/ha thuộc đối tƣợng rừng trung bình (trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha) theo thông tƣ 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Qua số liệu cho thấy rừng đã khai thác kiệt trƣớc đây, cấu trúc rừng bị phá vỡ, rừng có trữ lƣợng thấp, vì vậy cần tiến hành nuôi dƣỡng rừng nhằm loại trừ những cây phẩm chất xấu, tạo không gian dinh dƣỡng cho cây mục đích phát triển thuận lợi, đồng thời vệ sinh rừng và tận thu sản phẩm gỗ từ biện pháp chặt nuôi dƣỡng rừng với mục đích cuối cùng là rừng đảm bảo đạt tiêu chuẩn định hình rừng phòng hộ theo Quy chế quản lý rừng phòng hộ và làm cho cấu trúc rừng hợp lý hơn.
- Xác định nhóm loài cây chủ yếu: Kháo vàng, Ngát trơn, Trƣờng mật, Trâm vối, Dẻ gai, Nóng, Gội bạc, Thẩu lĩnh, Sung, Kháo, Trƣờng hôi, Dung Giấy, Dung sạn.
- Xác định phƣơng pháp và đối tƣợng chặt:
+ Trạng thái TXB (Rừng trung bình) với mật độ tầng cây cao bình quân là 802 cây/ha, thấp hơn so với trạng thái rừng giàu (bình quân 560 cây/ha) tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên theo mô hình cấu trúc mẫu mà tác giả Đinh Văn Đề đã nghiên cứu và xác định cho trạng thái rừng giàu tại lâm trƣờng Con Cuông, Nghệ An với mật độ 554 cây/ha thì mật độ hiện tại của rừng trạng thái TXB cao hơn và đảm bảo để nuôi dƣỡng rừng (Đinh Văn Đề, 2012).
+ Phƣơng pháp và đối tƣợng chặt nuôi dƣỡng là giữ nguyên mật độ cây tầng cao, chỉ chặt điều chỉnh cấu trúc rừng với đối tƣợng chặt là những cây phẩm chất C, cây cong queo sâu bệnh, cây phi mục đích… kết hợp vệ sinh rừng, luỗng phát dây leo, bụi rậm, tỉa thƣa cây tái sinh có chất lƣợng, giá trị thấp ở những nơi có mật độ dày, tận dụng cây tái sinh có giá trị phòng hộ, giá trị đa dạng sinh học cao tham gia
vào tầng cây nuôi dƣỡng, kế cận cho các luân kỳ tiếp theo. Điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trƣởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dƣỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những loài cây ít giá trị, phẩm chất kém. Tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dƣỡng để sinh trƣởng. Song việc điều tiết phải bảo đảm yêu cầu mật độ cây tái sinh có triển vọng, có giá trị đạt trên 1.000 cây/ha.
- Tiếp tục theo dõi cấu trúc và tái sinh rừng phục hồi trong khu vực để có những giải pháp phù hợp. Các giải pháp phải mang tính đồng bộ và hài hòa về mặt kỹ thuật - kinh tế và xã hội.
4.6.1.3. Đối với trạng thái TXP(rừng phục hồi): Những khu vực có rừng phục hồi, khó có thể phục hồi trong thời gian ngắn thì thực hiện làm giàu rừng, quản lý, bảo vệ duy trì và phát triển vốn rừng.
Kỹ thuật làm giàu rừng là một trong những giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng rừng bằng cách trồng thêm vào thảm rừng cũ một số lƣợng nhất định những loài cây gỗ bản địa, có giá trị kinh tế, đồng thời tác động một cách hợp lý nhất để có thể phát huy tối đa tiềm năng sinh học của chúng (Phạm Ngọc Lân, Một số biện pháp kỹ thuật làm giàu rừng 2011).
Kết quả điều tra đã xác định trạng thái TXP có các chỉ tiêu bình quân là mật độ cây gỗ tầng cao 972 cây/ha; Diện tích tiết diện ngang 12,35 m2/ha; Trữ lƣợng 56,94 m3/ha; Mật độ cây tái sinh tự nhiên là 8.800 cây/ha thuộc đối tƣợng rừng phục hồi (trữ lượng cây đứng từ 10 - 100 m3
/ha) theo thông tƣ 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Qua số liệu cho thấy rừng đã khai thác kiệt trƣớc đây, cấu trúc rừng bị phá vỡ, rừng có trữ lƣợng thấp, vì vậy cần tiến hành làm giàu rừng nhằm nâng cao chất lƣợng rừng, đảm bảo các chức năng phòng hộ của rừng, tạo không gian dinh dƣỡng cho cây mục đích phát triển thuận lợi.
* Biện pháp làm giàu rừng
Thực hiện theo Quy phạm 14-92, làm giàu rừng theo rạch, biện pháp cụ thể là:
- Tạo rạch trồng cây: Rạch trồng cây phải bố trí cách đều, chiều rộng rạch từ 4-8 m. Phải căn cứ vào tính chịu bóng của cây trồng và chiều cao của băng chừa sau khi xử lý để xác định chiều rộng rạch. Phải chặt sạch cây trong rạch, nhƣng chừa lại toàn bộ cây có giá trị kinh doanh cao. Sau khi tận dụng gỗ củi phải thu dọn để làm đất.
- Xử lý băng chừa: Chiều rộng băng chừa từ 8 - 12 m. Băng chừa phải đƣợc xử lý đồng thời với tạo rạch trồng cây theo các nội dung sau: Luỗng dây leo có hại; chặt loại bỏ cây phi mục đích, giữ lại toàn bộ cây có giá trị kinh doanh.
- Loài cây trồng: Chọn các loài cây bản địa có giá trị phòng hộ và giá trị kinh tế cao nhƣ Sao đen, Re gừng, Lim xanh, Giổi xanh/Sồi phảng (Dẻ Cau). Ngoài ra có thể trồng các loài cây dƣợc liệu (nhƣ sa nhân, ba kích, …) hoặc cây lâm sản ngoài gỗ (nhƣ mây nếp, song mật, …) trong các rạch mở trong các năm đầu khi rừng chƣa khép tán. Tuy nhiên việc trồng xen này phải đảm bảo để không ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của các loài cây bản địa.
- Mật độ trồng: Mỗi rạch trồng 1 hàng cây. Cự ly cây trong hàng bằng 1/3 đến 1/2 lần đƣờng kính bình quân tán lá ở tuổi khai thác.
- Tiêu chuẩn cây trồng. Cây trồng phải đƣợc tuyển chọn kỹ, phải loại bỏ cây không đạt tiêu chuẩn. Cây trồng phải đạt chiều cao 0,8 - 1,0 m trở lên. Đƣợc phép gieo thẳng hoặc trồng cây có chiều cao nhỏ hơn với điều kiện sau 1 năm tăng trƣởng chiều cao bình quân của cây phải đạt trên 1 m. Trồng bằng cây con có bầu hoặc rễ trần, nhƣng kích thƣớc hố trồng cây tối thiểu là 40x40x40 cm.
- Thời gian chăm sóc: 2 lần/năm trong thời gian 4 năm. - Bảo vệ rừng trồng:
+ Phòng chống mối: Sau khi trồng 20-30 ngày tiến hành kiểm tra định kỳ, nếu phát hiện có mối hại dƣới 10% phải rắc thuốc mối cho số cây bị hại. Nếu tỉ lệ số cây bị nhiễm mối từ 10% trở lên phải rắc thuốc mối cho toàn bộ số cây trồng. Liều lƣợng 5 gam/hố; tiến hành rắc và trộn đều 1/3 đất đã lấp phần trên của hố. Thuốc mối đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay là Diaphot - 10H dạng bột.
+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Sau khi trồng xong phải thƣờng xuyên theo dõi tình hình sâu, bệnh hại của cây trồng. Khi phát hiện có sâu, bệnh hại phải kịp thời xử lý, tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà có các biện pháp phòng, trừ thích hợp. Nếu
nhiễm bệnh rải rác phải nhổ cây bị bệnh, gom thành đống nhỏ và đốt cháy sạch. Phun phòng trên toàn bộ diện tích. Nếu nhiễm sâu bệnh hại tập trung phải phun thuốc phòng trừ, đồng thời báo cho cán bộ khuyến lâm đề nghị giúp đỡ.
- Tiếp tục theo dõi cấu trúc và tái sinh rừng phục hồi trong khu vực để có những giải pháp phù hợp. Các giải pháp phải mang tính đồng bộ và hài hòa về mặt kỹ thuật - kinh tế và xã hội.