Bảng 4.14. Mức độ tƣơng đồng giữa tầng cây tái sinh và tầng cây gỗ của 3 trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu
Các ÔNC Số loài
cây gỗ
Số loài
cây tái sinh Loài chung
Chỉ số Sorensen
Rừng phục hồi (TXP) 62 19 19 0,46
Rừng trung bình (TXB) 56 19 16 0,42
Rừng giàu (TXG) 53 25 11 0,28
- Trạng thái rừng phục hồi số loài cây gỗ là 62 loài nhƣng số loài của cây tái sinh chỉ có 19 loài và số loài chung (số loài cây tái sinh trùng với số loài tầng cây gỗ) là 19 loài. Chỉ số Sorensen phản ánh mối quan hệ giữa tầng cây gỗ và cây tái sinh là 0,46), chứng tỏ quan hệ giữa tầng cây gỗ và cây tái sinh ở mức trung bình
yếu. Nguyên nhân do rừng phục hồi có độ tàn che khá cao, chiều cao tầng cây bụi, thảm tƣời tƣơng đối lớn (>1m), không thuận lợi cho việc tái sinh dƣới tán rừng với những loài ƣa sáng. Ngoài ra có thể do cây mẹ gieo giống ít; một số loài có đặc tính sinh học riêng chỉ phát tán đi xa, không tái sinh tại chỗ.
- Trạng thái rừng trung bình số loài cây gỗ là 56 loài nhƣng số loài của cây tái sinh chỉ có 19 loài và số loài chung (số loài cây tái sinh trùng với số loài tầng cây gỗ) là 16 loài, chỉ số Sorensen thấp (0,42). Mối quan hệ gần gũi giữa tầng cây gỗ và tái sinh yếu, do điều kiện tái sinh không thuận lợi cho tất cả các loài cây.
- Trạng thái rừng giàu số loài cây gỗ là 53 loài nhƣng số loài của cây tái sinh chỉ có 25 loài và số loài chung là 11 loài, chỉ số Sorensen thấp (0,28). Chất lƣợng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh đƣợc đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây con có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trƣởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này. Vì vậy, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng tái sinh của các trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất đƣợc các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng.