Tổ thành cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng cấu trúc và tái sinh của kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố tại một số tỉnh phía bắc việt nam​ (Trang 78 - 79)

Theo quy luật của quá trình diễn thế thì tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây gỗ trong tƣơng lai nếu nhƣ mọi điều kiện sinh thái đều thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của chúng. Tuy nhiên, do sự tác động của ngoại cảnh cũng nhƣ điều kiện sinh thái luôn thay đổi nên sẽ có sự thay đổi giữa công thức tổ thành cây tái sinh hiện tại và tổ thành tầng cây gỗ trong tƣơng lai. Từ công thức tổ thành cây tái sinh có thể dự đoán, đánh giá đƣợc phần nào đặc điểm cấu trúc rừng trong tƣơng lai, từ đó có những tác động hợp lý vào tầng cây tái sinh nhằm quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững. Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở bảng sau.

Từ kết quả điều tra của các ô đƣợc tính toán và đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:

Bảng 4.13. Tổ thành loài cây tái sinh của 3 trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

Rừng phục hồi (TXP) Rừng trung bình (TXB) Rừng giàu (TXG)

Tên Cây N N% Tên Cây N N% Tên Cây N N%

Trâm vối 48 26,2 Lòng trứng đuôi 45 25,4 Kháo vàng 75 20,6 Lòng trứng đuôi 21 11,5 Ba gạc gỗ 30 16,9 Sồi phảng 54 19,1

Sung rừng 21 11,5 Súm 30 16,9 Dẻ gai 48 17,0

Re xanh 15 8,2 Chân chim 9 5,1 Vối thuốc 36 12,8

Cứt ngựa 12 6,5 Cứt ngựa 9 5,1 Kháo 27 9,6

Loài khác 66 36,1 Sung rừng 9 5,1 Sến mật 21 7,4

Trâm vối 9 5,1 Dung giấy 15 5,3

Loài khác 36 20,5 loài khác 6 8,2

Tổng 183 100 177 100 282 100

Kết quả tổng hợp các ô điều tra cho thấy các loài cây tái sinh chủ yếu trùng với các loài cây gỗ. Có khoảng 10 - 20% số loài cây mới xuất hiện trong các ô điều tra, đây là kết quả quá trình tái sinh tự nhiên nhờ vào gió hay động vật ăn thực vật. Trung bình mỗi ô điều tra xuất hiện từ 8 - 15 loài thực vật khác nhau. Cũng nhƣ tầng cây gỗ, thành phần cây tái sinh chiếm ƣu thế vẫn thuộc về Trâm vối, Lòng trứng đuôi, Kháo vàng, Sồi phảng, Dẻ gai, Sung rừng, Súm…

Công thức tổ thành loài cây tái sinh trên các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu. - Rừng phục hồi (TXP): 26,2Tv + 11,5Ltrđ + 11,5 Sr + 8,2 Rxe + 6,5 Cn + 36,1 Lk - Rừng trung bình (TXB): 25,4Ltrđ + 16,9Bgô + 16,9S + 5,1Cc + 5,1Cn + 5,1Sr + 5,1Tv + 20,5Lk - Rừng giàu (TXG): 20,6Kv + 19,1Sp + 17,0Dge + 12,8Vt + 9,6K + 7,4 Sm + 5,3 Dg + 8,2 Lk

Trong đó: Tv: Trâm vối; Ltrđ: Lòng trứng đôi; Sr: Sung rừng; Rxe: Re xanh; Cn: Cứt ngựa; Bgô: Ba gạc gỗ; S: Súm; Cc: Chân chim; Kv: Kháo vàng; Sp: Sồi phảng; Dge: Dẻ gia; Vt: Vối thuốc; K: Kháo; Sm: Sến mật; Dg: Dung giấy; Lk: Loài khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng cấu trúc và tái sinh của kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố tại một số tỉnh phía bắc việt nam​ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)