chỉ số độ quan trọng
Từ kết quả bảng 4.2 và 4.3cho thấy:
- Trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thƣờng xanh phục hồi (TXP): Đa phần những loài tham gia vào CTTT theo phần trăm số cây N% cũng đã xuất hiện trong CTTT theo IV%. Tuy nhiên số loài xuất hiện trong CTTT theo IV% ở các ÔNC khác nhau biến động khác nhau tƣơng đối lớn. Nhiều nhất trong ÔNC 3 với 4/4 loài cùng xuất hiện trong 2 dạng CTTT, ít nhất ở ÔNC 2 với 3/6 loài xuất hiện. Một số loài có mặt trong CTTT theo phần trăm số cây N% nhƣng không xuất hiện trong CTTT theo IV% hoặc ngƣợc lại nhƣ: Cứt ngựa, Trâm vối, Sung...
- Trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thƣờng xanh trung bình (TXB): Tƣơng tự nhƣ trạng thái rừng phục hồi, những loài tham gia vào CTTT theo phần trăm số cây N% cũng xuất hiện trong CTTT theo IV%. Số loài xuất hiện ở cả 3 dạng CTTT nhiều nhất là trong ÔNC 1 với 5/5, ít nhất ở ÔNC 3 với 4/6 loài xuất hiện. Một số loài có mặt trong CTTT theo phần trăm số cây N% nhƣng không xuất hiện trong CTTT theo IV% hoặc ngƣợc lại nhƣ: Dung giấy, Thẩu lĩnh, Ngát trơn, Trƣờng hôi, Trƣờng mật, Trâm vối.
- Trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thƣờng xanh giàu (TXG): Cũng nhƣ hai trạng thái rừng phục hồi và trung bình, những loài tham gia vào CTTT theo phần trăm số cây N% cũng xuất hiện trong CTTT theo IV%. Số loài xuất hiện trong 3 dạng CTTT nhiều nhất là ở ÔNC 1 với 5/6, ít nhất ở ÔNC 2 với 3/4 loài xuất hiện. Một số loài có mặt trong CTTT theo phần trăm số cây N% nhƣng không xuất hiện trong CTTT theo IV% hoặc ngƣợc lại nhƣ: Dung giấy, Côm trâu, Súm, Trâm sánh.