Số liệu phục vụ đề tài đã đƣợc điều tra và thu thập trên 09 ô định vị nghiên cứu sinh thái rừng Quốc gia cụ thể nhƣ sau:
+ Tỉnh Cao Bằng: Ô định vị số 11, có tọa độ X: 568.381; Y: 2.549.434 (xã Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc); ô định vị số 13, tọa độ X: 592.381; Y: 2.493.434 (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình); ô định vị số 12, tọa độ X: 592.381; Y: 2.501.434 (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình);
+ Tỉnh Tuyên Quang: Ô định vị số 41, có tọa độ X: 504.381; Y: 2.461.434 (xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa); ô định vị số 40, tọa độ X: 552.381; Y: 2.477.434 (xã Sơn Phú, huyện Na Hang); ô định vị số 42, tọa độ X: 512.381; Y: 2.453.434 (xã Hạ Lang, huyện Chiêm Hóa);
+ Tỉnh Yên Bái: Ô định vị số 59, có tọa độ X: 482.381; Y: 2.373.434 (xã Thƣợng Bằng La, huyện Văn Chấn); ô định vị số 57, tọa độ X: 464.381; Y: 2.373.434 (xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên); ô định vị số 58, tọa độ X: 464.381; Y: 2.373.434 (xã Tá Si Láng, huyện Trạm Tấu).
Phƣơng pháp lập ô nghiên cứu thu thập số liệu để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng tầng cây cao ở rừng tự nhiên đƣợc tiến hành nhƣ trình bày cụ thể ở các phần dƣới đây.
3.4.2.1. Lập ô nghiên cứu điều tra tầng cây cao
Đề tài đã sử dụng phƣơng pháp kế thừa số liệu đã đƣợc điều tra tại các ô định vị nghiên cứu sinh thái rừng Quốc gia, trong một ô định vị lựa chọn 01 ô nghiên cứu đại diện ở khu vực nghiên cứu.
Lập ô nghiên cứu đại diện để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng.
+ Mỗi trạng thái rừng kế thừa số liệu 03 ô nghiên cứu (ÔNC) diện tích là 01 ha, hình vuông, kích thƣớc 100 m x100 m trên địa bàn 03 tỉnh (Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái). Trong mỗi ÔNC thiết kế 25 ô đo đếm (ÔĐĐ) liên tục với số hiệu từ 1 đến 25 (đƣợc đánh số theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới), mỗi ÔĐĐ có diện tích 400 m2 (20 m x 20 m). Các góc ÔĐĐ đƣợc cắm các cọc tiêu để nhận biết đƣợc ranh giới trong quá trình điều tra thu thập số liệu. Ranh giới các ÔĐĐ đƣợc phát hoặc dùng dây nilon để xác định.
Hình 3.1. Sơ đồ lập ô ÔĐĐ trong ÔNC
+ Số liệu đề tài đã sử dụng bao gồm: 09 ô định vị nghiên cứu sinh thái, 09 ÔNC và 225 ÔĐĐ.
- Dụng cụ và thiết bị sử dụng: Bao gồm GPS, máy ảnh, thƣớc dây, thƣớc kẹp kính, máy đo chiều cao cây…
- Các số liệu điều tra tầng cây cao thu thập trong ô đo đếm:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 100 m 100 m download by : skknchat@gmail.com
+ Đối tƣợng điều tra là các cây gỗ thuộc tầng cây cao (cây có đƣờng kính ngang ngực từ 6 cm trở lên).
+ Trong mỗi ô đo đếm, đánh dấu và đếm toàn bộ số cây trong ô.
+ Xác định thành phần loài, tên loài (những cây chƣa xác định đƣợc tên cây, đánh là SP).
+ Đo chu vi vị trí 1,3 m hoặc đƣờng kính D1.3 của tất cả các cây có đƣờng kính lớn hơn hoặc bằng 6cm: Dùng thƣớc dây hoặc thƣớc kẹp kính độ chính xác 0,5 cm.
+ Đo chiều cao vút ngọn: Trong 25 ô đo đếm liên tục tiến hành đo chiều cao vút ngọn đối với những ô đo đếm lẻ và đo chiều cao cho tất cả các cây đƣợc lựa chọn, dùng thƣớc Blumeleiss với độ chính xác 0,5 m.
Toàn bộ các số liệu đo đếm tầng cây cao đƣợc ghi chép theo mẫu biểu điều tra cây gỗ (Biểu 3.1).
Biểu 3.1. Biểu điều tra tầng cây cao
Số hiệu ÔĐV………Số hiệu ÔNC: ………Số hiệu ÔĐĐ: ……… Kiểu rừng: ……… Trạng thái rừng: ……… Số hiệu cây Tên loài D (cm) H (m) Dtán (m) Cấp phẩm chất Ghi chú C/vi D1.3 Hvn Hdc Đ T N B
Ngƣời điều tra: ………..………….…… Ngày điều tra: ………. Ngoài ra, để đánh giá ảnh hƣởng của một số nhân tố môi trƣờng và con ngƣời đến đa dạng thực vật, trong mỗi ô đo đếm tiến hành thu thập số liệu về: Độ tàn che, độ dốc; độ cao, loại địa hình (núi đá, núi đất…).
3.4.2.2. Điều tra cây tái sinh
- Khối lƣợng: 5 ô mẫu trên 01 ÔNC;
- Diện tích thu thập: 16 m2 (kích thƣớc 4 x 4m);
- Vị trí: Tại một trong các góc của ÔĐĐ có số 1, 5, 13, 21, 25. - Phƣơng pháp đo đếm cây tái sinh:
+ Xác định tên loài cây tái sinh;
+ Đo chiều cao vút ngọn, phân theo 7 cấp (< 0,5 m; 0,5 đến 1m; 1,1 đến 1,5m; 1,6 đến 2,0m; 2,1 đến 3,0m; 3,1 đến 5,0m, > 5,0m);
+ Xác định chất lƣợng cây: Phân theo tốt, xấu, trung bình;
+ Xác định nguồn gốc: Theo chồi, hạt cho từng loài, trong phiếu ghi theo số cây. Toàn bộ các số liệu thu thập, đo đếm tầng cây tái sinh đƣợc ghi chép theo mẫu biểu điều tra cây tái sinh (Biểu 3.2).
Biểu 3.2. Điều tra cây tái sinh
Số hiệu ÔĐV………Số hiệu ÔNC: ………Số hiệu ÔĐĐ: ………. Kiểu rừng: ……… Trạng thái rừng: ………. TT Tên loài Chất lƣợng Tổng cộng Cấp chiều cao (m) < 0.5 0.5-1.0 1.1-1.5 1.6-2.0 2.1-3.0 3.1-5.0 >5.0 Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc H Ch H Ch H ch H ch H ch H ch H ch Cộng Tốt Tr/bình Xấu ……
Ngƣời điều tra: ………..…. Ngày điều tra: ……….