Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh giàu (TXG)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng cấu trúc và tái sinh của kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố tại một số tỉnh phía bắc việt nam​ (Trang 52 - 53)

Đây là trạng thái rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ rừng trung bình lên. Quần thụ tƣơng đối khép kín với 2 hoặc nhiều tầng. Đặc trƣng của kiểu này khác với rừng trung bình ở chỗ số lƣợng cây nhiều hơn và đã có một số cây có đƣờng kính lớn (trên 35 cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn [27]. Trạng thái rừng giàu đã có thời gian phục hồi, quần thụ tƣơng đối khép kín, các loài cây tiên phong ƣa sáng ít có giá trị kinh tế và ý nghĩa sinh thái giảm nhiều so với trạng thái rừng trung bình. Trạng thái rừng giàu xuất hiện các loài cây bản địa cả chịu bóng, cả ƣa sáng (Trâm, Kháo vàng, Gội,…) và vẫn còn một số loài cây tiên phong ƣa sáng (như Bời lời, Thẩu tấu, Dẻ, Bứa vàng…).

Trạng thái này có mật độ lâm phần trung bình là 881 cây/ha (ÔNC.I tại tỉnh Cao Bằng có 975 cây/ha, ÔNC.II tại tỉnh Tuyên Quang có 905 cây/ha và ÔNC.III tại tỉnh Yên Bái có 764 cây/ha) ở đây có sự chênh lệch không lớn về số lƣợng cây giữa các ÔNC. Đƣờng kính bình quân dao động trong các ô nghiên cứu ở đây từ 15,57,0 cm đến 17,83 cm, chiều cao bình quân từ 10,94 m đến 14,0 m, tổng tiết diện

ngang từ 24,23 m2/ha đến 33,01 m2/ha. Tổng trữ lƣợng của mỗi ÔNC biến động từ 232,56 m3/hađến350,4 m3/ha.

Nhận xét chung:

Số liệu dùng để nghiên cứu gồm tổng số 7.241 cây đứng. Mật độ cây trên ÔNC ở mỗi trạng thái rừng dao động từ 233 cây/ha đến 1.346 cây/ha. Trong đó trạng thái rừng phục hồi (TXP) có số cây trung bình/ha lớn nhất (972 cây/ha) và thấp nhất ở trạng thái rừng trung bình (TXB) là 560 cây/ha. Đƣờng kính bình quân trung bình cho mỗi trạng thái rừng dao động từ 11,95 cm (trạng thái TXP) đến 16,9 cm (trạng thái TXB). Chiều cao bình quân trung bình cho mỗi trạng thái rừng dao động từ 7,5 m (trạng thái TXP) đến 12,48 m (trạng thái TXG). Tổng tiết diện ngang trung bình cho mỗi trạng thái rừng dao động từ 12,35 m2

/ha (trạng thái TXP) đến 29,81 m2/ha (trạng thái TXG).

Nhƣ vậy, có thể kết luận số liệu đã đƣợc thu thập đủ lớn, trên các trạng thái đại diện tại khu vực nghiên cứu. Kết quả tính toán đã đƣợc thực hiện dựa trên các phần mền chuyên dụng. Với nguồn tài liệu nêu trên, đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu và thu đƣợc kết quả nhƣ sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng cấu trúc và tái sinh của kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố tại một số tỉnh phía bắc việt nam​ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)