Kinh nghiệm từ các ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 34 - 38)

1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NGÂN HÀNG VỀ NÂNG CAO

1.3.1. Kinh nghiệm từ các ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài nƣớc

1.3.1.1. Kinh nghiệm của các NHTM Thái Lan

NHTM Thái Lan đã trải qua những năm chao đảo trƣớc cơn bão khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998 làm cho hàng loạt các Công ty tài chính và các ngân hàng bị phá sản, giải thể, đã buộc các NHTM Thái Lan phải xem xét và cải tổ lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động của ngân hàng, trong đó đặc biệt quan tâm là lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực nhiều rủi ro. Một số nét đặc trƣng trong quá trình cải tổ đó là:

- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng: thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là các thông tin về khách hàng, luôn đƣợc cập nhật thƣờng xuyên để xử lý kịp thời.

- Cho điểm khách hàng: uy tín với tín dụng đƣợc xếp theo các hạng từ AAA đến D, dữ liệu để xếp hạng đƣợc sử dụng từ các chƣơng trình ứng dụng xếp hạng tự động của ngân hàng.

- Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng - Giám sát khoản vay

Ngoài ra các NHTM Thái Lan rất coi trọng việc nâng cao trình độ hiểu biết của nhân viên, liên tục đào tạo để nâng cao kỹ năng, trình độ và khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ. Đồng thời áp dụng Sổ tay tín dụng rất chi tiết và dễ áp dụng; có chính sách cho vay riêng đối với lĩnh vực rủi ro cao.

1.3.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Citibank

Citibank tại Việt Nam là một công ty con của tập đoàn tài chính Citigroup, hoạt động của nó mang lại nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn có quy mô kinh doanh lớn và có sức mạnh trên thƣơng trƣờng quốc tế nhờ chính sách quản trị rủi ro của mình. Trong môi trƣờng hoạt động kinh doanh ngân hàng, Citibank đã xây dựng một chính sách tín dụng rất rõ ràng, bao gồm 3 giai đoạn: hình thành chiến lƣợc và kế hoạch cho vay, tiến hành cho vay khách hàng, đánh giá và báo cáo thực thi. Ở ba giai đoạn này Citibank quy định trách nhiệm cho các bộ phận tham gia cụ thể nhƣ:

Ủy ban quản lý: thực hiện nhiệm vụ thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tƣ đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Ủy ban chính sách tín dụng.

Ủy ban chính sách tín dụng: cùng với Ủy ban quản lý đặt ra hạn mức tín dụng; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tƣ và quản trị rủi ro.

Bộ phận quản trị rủi ro: lập chiến lƣợc kinh doanh; nhận định thị trƣờng mục tiêu và chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dƣ nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tƣ; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.

Techcombank đã xây dựng hệ thống quản trị tín dụng rất phù hợp và hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc tách bạch giữa các bộ phận, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản vay, cụ thể:

Tại chi nhánh chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ chi nhánh gửi lên, thực hiện công tác thẩm định: kiểm tra thông tin khách hàng bằng cách gọi điện thoại cho khách hàng, nếu phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế sẽ thẩm định trực tiếp khách hàng. Sau đó tìm kiếm thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng, chuyển bộ phận định giá tài sản bảo đảm tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài. Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời cho chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay thì chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng.

Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng đƣợc phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, nhập kho tài sản đảm bảo và giải ngân cho khách hàng.

Tại phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc phát tiền vay cho khách hàng, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thƣờng xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu có phát sinh khoản nợ quá hạn sẽ gọi liên hệ với khách hàng để nhắc nợ, nếu khách hàng không có thiện chi trả nợ có thể sẽ phối hợp với chi nhánh để thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản đảm bảo nợ.

Tại phòng rủi ro tín dụng: định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý sẽ tiến hành đánh giá diễn biến dƣ nợ của toàn hệ thống.

Tại VIB, cơ cấu quản trị giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành đƣợc xác định rất rõ ràng, HĐQT xác định chiến lƣợc và Ban điều hành là ngƣời thực thi chiến lƣợc, nhƣ vậy sẽ dẫn đến việc thống nhất về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập nhƣ Ủy ban tín dụng độc lập, đƣợc Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững đƣợc tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lƣợng tín dụng tại VIB.

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thƣờng phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhƣng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ (Đơn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cƣờng vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra nhƣ: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợp tác” mà không ảnh hƣởng đến chất lƣợng rủi ro tín dụng.

1.3.1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của HD Bank

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tƣợng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng nhƣ lƣợng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lƣợng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã đƣợc kiểm soát ở mức dƣới 1%/năm.

Đồng thời, HDBank đã xây dựng đƣợc khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá,

Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng nhƣ: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)