Bài học chung cho Agribank nói chung, Agribank Tây Ninh nói riêng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 38 - 42)

1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NGÂN HÀNG VỀ NÂNG CAO

1.3.2. Bài học chung cho Agribank nói chung, Agribank Tây Ninh nói riêng trong

trong công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng

Từ kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc, Agribank nói chung, Agribank Tây Ninh nói riêng cần phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề trong nâng cao chất lƣợng tín dụng hiện nay nhƣ sau:

Thứ nhất, vấn đề quản trị của Agribank cần phải thay đổi, phải có giải pháp định hƣớng nhƣ: hoàn thiện các quy định về quản trị ngân hàng (chuẩn hóa văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đơn giản thủ tục vay vốn,…), cơ cấu lại mô hình tổ chức ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị nội bộ,… để nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc, các ngân hàng trong khu vực và các ngân hàng ngoại “đổ bộ” vào Việt Nam.

Thứ hai, chú trọng và tăng cƣờng công tác thông tin, sàng lọc và cập nhật, tổng hợp những thông tin đáng tin cậy (tránh tình trạng nhƣ hiện nay việc thu thập thông tin vừa thừa, vừa thiếu), qua đó sẽ phân tích, đánh giá đƣợc tình hình kinh doanh, tình hình tài sản của khoản vay, giúp cho ngân hàng tìm đƣợc những khách hàng tiềm năng, triển vọng hay phòng ngừa đƣợc những khoản vay có rủi ro cao.

Thứ ba, Agribank cần phải thay đổi mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo hƣớng mà các ngân hàng điển hình ở trên đã vận dụng đạt hiệu quả cao nhƣ: chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình quản lý theo chiều dọc; phân tách bộ phận tín dụng thành nhiều bộ phận nghiệp vụ tách bạch nhau nhƣ bộ phận quan hệ khách hàng (front office), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (middle office),

bộ phận tác nghiệp (back office); đồng thời phải hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở cho đến chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.

Thứ tư, vấn đề đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng cho Agribank Tây Ninh là hết sức quan trọng, phải đặt lên mục tiêu hàng đầu.

Thứ năm, Agribank hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng phục vụ cho từng đối tƣợng khách hàng sao cho việc ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng này vào các thông tin tín dụng đã thu thập đƣợc thì cấp quản trị sẽ đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng, từ đó quản lý chất lƣợng tín dụng hiệu quả và an toàn.

Thứ sáu, Agribank nói chung, Agribank Tây Ninh cần có sự chọn lọc trong cho vay, tránh cho vay tràn lan, tăng trƣởng tín dụng không theo “kiểu bong bóng”, đặc biệt chú trọng công tác thẩm định ban đầu và giám sát các khoản nợ chặt chẽ trong quá trình sử dụng vốn vay để hạn chế tối đa chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ có khả năng mất vốn. Agribank Tây Ninh có thể áp dụng quy trình cho vay nhƣ các NHTM Thái Lan theo trình tự : Tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro tín dụng, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, giải ngân, đánh giá chất lƣợng, xem lại khoản vay.

Thứ bảy, Agribank Tây Ninh phải tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng đƣợc ngân hàng cấp trên thông báo, tuân thủ các quy định về giám sát khoản vay (trƣớc, trong và sau khi vay vốn).

Thứ tám, Agribank cần phải thành lập bộ phận định giá tài sản đảm bảo riêng biệt để tránh tình trạng cán bộ ngân hàng chƣa có kiến thức chuyên sâu với nhiều lĩnh vực làm cho việc định giá sai lệch giá trị tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, một NHTM nói chung hay Agribank nói riêng, khi xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng mới sẽ gặp nhiều trở ngại nhƣng những ƣu điểm của mô hình mới này mang lại là không thể phủ nhận. Bởi vì, đã thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị, tiếp xúc khách hàng và bộ phận thẩm định sẽ giúp cho các

quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, và đồng thời cũng nhƣ nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp… Cộng với sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng đối với bộ phận quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song rất chặt chẽ trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu đƣợc những rủi ro sau khi cho vay mà không cần đến bộ phận kiểm tra nội bộ phát hiện rủi ro, vì cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ của Agribank hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng, việc tuân thủ nghiêm các nguyên tắc tín dụng, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng, quy trình kiểm soát nội bộ hay thành lập bộ phận định giá riêng biệt sẽ giúp Agribank nói chung, Agribank Tây Ninh ngày càng quản trị tốt rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng 1 đã hệ thống hóa đƣợc khung lý thuyết cơ bản cho luận văn, chủ yếu là các lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lƣợng tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Các vấn đề đã đƣợc giải quyết gồm có các nội dung:

Thứ nhất, khái niệm về tín dụng ngân hàng, chất lƣợng tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đo lƣờng chất lƣợng tín dụng và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.

Thứ hai, nghiên cứu hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong nƣớc, ngoài nƣớc có chất lƣợng tín dụng tốt. Qua đó rút ra đƣợc các bài học kinh nghiệm cho hệ thống Agribank.

Thông qua các nội dung lý thuyết đã nghiên cứu, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Agribank Tây Ninh, phân tích, đánh giá mặt đƣợc, chƣa đƣợc, nguyên nhân vì sao?

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI

NHÁNH TÂY NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)