Chính sách chung của Agribank chi nhánh Tây Ninh nhằm nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 48 - 57)

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

2.2.1. Chính sách chung của Agribank chi nhánh Tây Ninh nhằm nâng cao chất

chất lƣợng tín dụng

Agribank chi nhánh Tây Ninh luôn tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và của Agribank trong hoạt động kinh doanh của mình. Đối với hoạt động tín dụng Agribank tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cho vay khách hàng trong hệ thống Agribank, các quy định về phân loại khách hàng, phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro,…

2.2.1.1. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng mà Agribank chi nhánh tỉnh Tây Ninh áp dụng từng thời kỳ theo quy định của Agribank cụ thể quy định tại các Quyết định số 1595/QĐ- HĐTV-TDDN ngày 27/9/2011; Quyết định số số 2130/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 24/11/2011, Quyết định số 858/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 17/5/2012; Quyết định số 1688/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 29/8/2012 và hiện nay đang thực hiện theo Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về một số chính sách tín dụng có quy định cụ thể nhƣ sau:

Không đƣợc cho vay mới đối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản (trừ cho vay hỗ trợ nhà ở theo chƣơng trình của Chính phủ).

Không thực hiện hoạt động kinh doanh đầu tƣ chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, phát hành bảo lãnh thanh toán trái phiếu công trình, mua trái phiếu doanh nghiệp.

Về bảo đảm cấp tín dụng:

Không có đảm bảo tài sản đối với các trƣờng hợp:

Cấp tín dụng ngắn hạn không có đảm bảo bằng tài sản: không có nợ xấu trong 02 năm gần thời điểm cấp tín dụng, đƣợc xếp loại A (nếu khách hàng doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính năm trƣớc liền kề đƣợc kiểm toán); đƣợc cấp tối đa 50% tổng dƣ nợ vay ngắn hạn đối với khách hàng không có nợ xấu và đƣợc xếp hạng từ BBB trở lên; khách hàng vay tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010.

Khách hàng vay tiêu dùng, phục vụ đời sống (kể cả phát hành và sử dụng thẻ tín dụng) có nguồn trả nợ ổn định, thƣờng xuyên từ tiền lƣơng hàng tháng.

Các trƣờng hợp còn lại phải thực hiện biện pháp có bảo đảm.

2.2.1.2. Quy chế cấp tín dụng

Từ năm 2012 đến 2014 Agribank chi nhánh Tây Ninh đã tuân thủ các quy định cấp tín dụng khách hàng trong hệ thống Agribank ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 và QĐ 66-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014. Ngoài ra, Ngân hàng No &PTNT Tây Ninh tuân thủ các Quyết định cụ thể về cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp nhƣ QĐ 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/8/2014, cấp tín dụng đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân nhƣ QĐ 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014, QĐ 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/8/2014 ban hành “Hƣớng dẫn cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ”,… Các Quyết định trên đều có chung quy định cụ thể nhƣ sau:

Quy trình xét duyệt cấp tín dụng luôn phải thực hiện qua 3 khâu độc lập: Ngƣời thẩm định khoản vay tiếp nhận, hƣớng dẫn khách hàng về thủ tục, điều kiện vay vốn, tiến hành thẩm định đồng thời lập báo cáo thẩm định đề xuất cho vay hay không cho vay;

Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn cũng nhƣ kiểm soát nội dung của báo cáo thẩm định, tiếp tục đề xuất cấp tín dụng, không cấp tín dụng hay cần phải làm rõ thêm nội dung nào từ ngƣời thẩm định.

Ngƣời phê duyệt khoản vay căn cứ vào hồ sơ, báo cáo thẩm định, biên bản họp Hội đồng tín dụng (trƣờng hợp các khoản vay có dƣ nợ từ 50% quyền phán quyết của chi nhánh), nếu thuộc thẩm quyền của HĐTV phải có Tờ trình của Tổng giám đốc sẽ quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng hoặc cần phải báo cáo thêm. Nếu khoản vay vƣợt thẩm quyền, ngƣời phê duyệt khoản vay chấp nhận cấp tín dụng phải trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi nhận đƣợc thông báo phê duyệt của Agribank cấp trên, chi nhánh tiến hành ký hợp đồng tín dụng.

Nếu chi nhánh không đồng ý cấp tín dụng, phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.

Thời gian thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng

Cấp tín dụng ngắn hạn tối đa 5 ngày làm việc, nếu vƣợt thẩm quyền tối đa 10 ngày làm việc. Cấp tín dụng trung hạn tối đa 10 ngày làm việc, nếu vƣợt thẩm quyền tối đa 20 ngày làm việc. Dài hạn tối đa 15 ngày làm việc, nếu vƣợt thẩm quyền tối đa 25 ngày làm việc.

Kiểm tra, giám sát, xử lý nợ vay

Kiểm tra trƣớc khi cấp tín dụng: kiểm tra hồ sơ vay vốn, đánh giá tính khả thi của dự án, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, các điều kiện về đảm bảo tiền vay, quyết định cho vay theo quy định.

Kiểm tra trong khi cấp tín dụng: kiểm soát việc ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, kiểm tra việc giải ngân khoản vay cho khách hàng.

Kiểm tra sau khi cấp tín dụng: chậm nhất 30 ngày đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cƣ trú ở đô thị, 60 ngày đối với khách hàng cƣ trú ở địa bàn nông thôn.

Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP,… phải kiểm tra sau khi cấp tín dụng ít nhất 1 lần.

Việc kiểm tra, giám sát khoản vay nhằm để cán bộ quản lý khoản vay nắm bắt đƣợc tình hình sử dụng vốn vay, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để đề xuất cấp tín dụng tiếp hay xử lý thu hồi nợ.

2.2.1.3. Quyền phán quyết cấp tín dụng đối với một khách hàng

Hàng năm Agribank sẽ quy định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một dự án đầu tƣ cho Giám đốc các chi nhánh loại 1, 2, 3, cụ thể từ năm 2012 đến năm 2014 Giám đốc Agribank chi nhánh Tây Ninh đƣợc quy định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng nhƣ sau:

Bảng 2.2: Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Agribank Tây Ninh năm 2012, 2013 Đơn vị: tỷ đồng Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng Doanh nghiệp HTX và tổ chức khác không phải là DN Hộ gia đình, cá nhân Hạng A, AA, AAA Hạng BB, BBB Hạng A, AA, AAA Hạng BB, BBB Hạng A, AA, AAA Hạng BB, BBB NĂM 2012 Đ/v 01 khách hàng 150 70 30 10 15 8 Đ/v 01 dự án đầu tƣ 50 30 15 10 8 5 NĂM 2013 Đ/v 01 khách hàng 150 70 30 10 15 8 Đ/v 01 dự án đầu tƣ 50 30 15 10 8 5

Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank Tây Ninh

Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định cấp tín dụng phải gắn với chất lƣợng tín dụng. Căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu đến cuối ngày cuối cùng của tháng cuối quý trƣớc liền kề để xác định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cho quý tiếp theo.

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức:

Khi tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ dƣới 3% (năm 2012) hoặc dƣới 5% (năm 2013) thì quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc là 100%, từ 3% đến 5% (năm 2012) hoặc từ 5% đến 10% (năm 2013) thì quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc là 80%, từ 5% đến 10% (năm 2012) hoặc trên 10% (năm 2013) thì quyền

quyết định cấp tín dụng của Giám đốc là 50%, trên 10% (năm 2012) thì quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc là 30%.

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng là Hộ gia đình, cá nhân:

Khi tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ dƣới 3% (năm 2012) hoặc dƣới 5% (năm 2013) thì quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc là 100%, từ 3% (năm 2012) hoặc từ 5% (năm 2013) trở lên thì quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc là 80%.

Bảng 2.3: Thẩm quyền cấp tín dụng năm 2014 của Agribank Tây Ninh

Đơn vị: tỷ đồng Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân Hạng A, AA, AAA Hạng BB, BBB Hạng A, AA, AAA Hạng BB, BBB Đ/v 01 khách hàng 150 120 35 30 Đ/v 01 dự án đầu tƣ 100 80 25 20

Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank Tây Ninh

Căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu đến 31/12 năm trƣớc liền kề để xác định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cho năm tiếp theo:

Khi tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ dƣới 5% thì quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc đối với khách hàng là tổ chức tối đa bằng 100%, từ 5% đến 10% thì quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc đối với khách hàng là tổ chức tối đa bằng 80%, trên 10% thì quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc đối với khách hàng là tổ chức tối đa bằng 60%.

Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một dự án đầu tƣ của Phó Giám đốc đƣợc ủy quyền thƣờng xuyên của Giám đốc bằng 70% thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc.

2.2.1.4. Quy định đảm bảo tiền vay

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng từ năm 2012 đến 2014, Agribank chi nhánh tỉnh Tây Ninh đã tuân thủ nghiêm các quy định về giao dịch đảm bảo cấp tín dụng trong hệ thống Agribank nhƣ: Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 và 35/QĐ-HĐTV-HSX, ngày 15/01/2014 nhằm đảm bảo an toàn vốn trong toàn hệ thống.

Các giao dịch đảm bảo chủ yếu gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, Ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.

Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo: qui định mức cấp tín dụng tối đa đối với từng loại TSĐB: đối với tài sản cầm cố, thế chấp tối đa bằng 75% giá trị TSĐB; đối với tài sản đảm bảo là các loại giấy tờ có giá, số dƣ tiền gửi:

Đối với Giấy tờ có giá do Agribank phát hành; tiền ký quỹ, số dƣ tiền gửi tại Agribank bằng VND mức cấp tín dụng không vƣợt quá số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+) với số tiền lãi còn đƣợc hƣởng trừ (-) số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng.

Đối với trái phiếu Chính phủ, GTCG do TCTD khác phát hành (trừ cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi); số tiền ký quỹ, số dƣ tiền gửi tại TCTD khác bằng ngoại tệ mức cấp tín dụng không vƣợt quá 80% số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+) với số tiền lãi còn đƣợc hƣởng trừ (-) số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng.

Mức cấp tín dụng tối đa 50% giá trị TSĐB đối với chứng khoán đã đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.

Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc phê duyệt theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng trong trƣờng hợp mức cấp tín dụng tối đa cao hơn các mức quy định ở trên.

2.2.1.5. Quy định về phân loại khách hàng và xếp hạng tín dụng nội bộ

Hiện nay Agribank nói chung, chi nhánh Agribank tỉnh Tây Ninh nói riêng đang áp dụng song song quy định 1406 và quyết định số 1197, cụ thể:

Quy định số 1406/NHNo-TD ngảy 23/5/2007 của Tổng giám đốc Agribank Quy định tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống Agribank quy định phân loại khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp, cụ thể:

Đối với khách hàng doanh nghiệp: có 4 tiêu chí định lƣợng: lợi nhuận, tỷ suất tài trợ, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank, và 1 tiêu chí định tính: tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành. Tất cả chỉ tiêu đạt A thì khách hàng loại A, không thuộc phân loại A và C thì khách hàng loại B, có chỉ tiêu C thì khách hàng phân loại C.

Đối với cá nhân: có 1 tiêu chí định lƣợng: tỷ lệ nợ xấu tại Agribank, 1 tiêu chí định tính: tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành. Tất cả chỉ tiêu đạt A thì khách hàng loại A, không thuộc phân loại A và C thì khách hàng loại B, có chỉ tiêu C thì khách hàng phân loại C.

Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR, ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc Agribank quyết định ban hành Hƣớng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Agribank đối với tổ chức kinh tế, định chế tài chính và cá nhân/hộ gia đình có dƣ nợ từ 500 triệu đồng trở lên. Quyết định này nhằm hỗ trợ cho việc cấp tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổng thể Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong hệ thống Agribank

Không thuộc đối tƣợng chấm điểm Thuộc đối tƣợng chấm điểm Vấn tin KH trên hệ thống RM

Đăng ký thông tin KH trên module CIF

Đăng ký thông tin KH trên RM Đăng ký KH không chấm điểm PHÊ DUYỆT TẠI CHI NHÁN H

Chấm điểm tài sản bảo đảm Nhập thông tin tài chính

Xác định loại KH khách hàng

Kiểm tra đối tƣợng chấm điểm BCTH KQ phân loại Nợ và trích lập DPRRTD BC chấm điểm xếp hạng KHÁCH HÀNG Tổng hợp và ra quyết định

Chuyển dữ liệu sang module

LOAN để trích lập Chấm điểm, xếp hạng và phân loại nợ BC so sánh KQ trích lập Định lƣợng và định tính Tại TSC Tại CN

Xếp hạng khách hàng theo HTXH Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B

Nợ dƣới tiêu chuẩn Nhóm 3 CCC

CC

C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5

Căn cứ theo thông tin khách hàng thu thập đƣợc, hệ thống sẽ phân loại khách hàng thuộc đối tƣợng nào sẽ đƣợc phân loại theo Quy định 1406, còn lại xếp hạng tín dụng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo 1197/QĐ-NHNo-XLRR.

2.2.1.6. Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Agribank Tây Ninh thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 từ năm 2012 và năm 2013; Sau khi Ngân hàng nhà nƣớc ban hành Thông

tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Thông tƣ Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, Ngân hàng No Việt Nam ban hành Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/5/2014 cho năm 2014 đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)