Ninh
2.2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.4: Bảng Chỉ tiêu NQH Agribank Tây Ninh các năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị: tỷ đồng,%
CHỈ TIÊU
NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014
T/HIỆN Tốc độ +,- (%) T/HIỆN Tốc độ +,- (%) T/HIỆN Tốc độ +,-(%) Tổng dƣ nợ 7.003 16,3 8.004 14,3 8.484 6,0 Nợ nhóm 2 2.037 92,90 1.237 -39,27 1.022 -17,38 Nợ nhóm 3 20 122,22 20 0,0 37 85 Nợ nhóm 4 22 175 20 -9,09 99 3.95 Nợ nhóm 5 29 96 39 34,48 74 89,74 Nợ quá hạn (NQH) 2.108 90,08 1.316 -37,57 1.232 -6,38 Tỷ lệ NQH= NQH /Tổng DN 30,10 59,14 16,44 -45,4 14,52 -11,68
Biểu đồ 2.1: tốc độ tăng trưởng dư nợ - tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012, 2013, 2014
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank Tây Ninh các năm 2012, 2013, 2014
Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm qua các năm, từ 30,10% (năm 2012), giảm còn 16,44% (năm 2013) và 14,52% (năm 2014), chủ yếu giảm nợ nhóm 2 do Agribank Tây Ninh thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay gặp khó khăn không có khả năng trả nợ đúng hạn và đƣợc giữ nguyên nhóm nợ, cụ thể: năm 2012 là 7.447 hộ, dƣ nợ 464 tỷ đồng và 51 doanh nghiệp, số tiền 211 tỷ đồng; năm 2013 là 10.040 hộ, dƣ nợ 786 tỷ đồng và 62 doanh nghiệp, số tiền 638 tỷ đồng; năm 2014 là 4.718 hộ, dƣ nợ 788 tỷ đồng và 31 doanh nghiệp, số tiền 160 tỷ đồng.
Tuy nhiên các nhóm nợ có độ rủi ro cao chiếm tỷ lệ ngày càng cao trên tổng dƣ nợ. Nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn có tỷ lệ 0,29% (20 tỷ đồng) vào năm 2012 thì tăng lên 0,44% (37 tỷ đồng) vào năm 2014; Nhóm nợ nghi ngờ lại tăng lên hàng năm, từ
0,31%, tƣơng đƣơng 22 tỷ đồng (2012) tăng lên 1,17%, tƣơng đƣơng 99 tỷ đồng (năm 2014); và nhóm nợ rủi ro cao nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng tăng dần trên tổng dƣ nợ, từ 0,42%, tƣơng đƣơng 29 tỷ đồng (năm 2012) tăng 0,49% (năm 2013), tƣơng đƣơng 39 tỷ đồng và 0,87%, tƣơng đƣơng 74 tỷ đồng (năm 2014), nguyên nhân chính là do ảnh hƣởng từ khủng hoảng kinh tế trên thế giới và nền kinh tế trong nƣớc làm cho khách hàng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giá cả các sản phẩm nông nghiệp không ổn định, không có khả năng trả nợ đúng hạn. Đây là điều rất đáng lo ngại vì không những ảnh hƣởng đến độ rủi ro mất vốn cho đơn vị mà đồng thời làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro, tăng chi phí trong xử lý thu hồi nợ, ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn, trung, dài hạn Agribank Tây Ninh các năm 2012, 2013, 2014 Đơn vị: tỷ đồng,% CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 Nợ quá hạn 2.108 1.316 1.232 Nợ quá hạn ngắn hạn 755 470 223 Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn/Nợ quá hạn 35,82% 35,74% 18,10% NQH trung, dài hạn 1.353 846 1.009 Tỷ lệ nợ trung, dài hạn quá hạn/Nợ quá hạn 64,18% 64,26% 81,90%
Từ bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ nợ trung, dài hạn quá luôn chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn, đặc biệt tỷ lệ tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn ngày càng giảm qua các năm: năm 2012 là 35,82%, năm 2013 là 35,74% và năm 2014 là 18,10%; còn tỷ lệ nợ trung, dài hạn quá hạn ngày càng tăng: năm 2012 là 64,18%, năm 2013 là 64,26%, năm 2014 là 81,90%. Chứng tỏ Agribank Tây Ninh đầu tƣ cấp tín dụng vào các đối tƣợng trung, dài hạn trong 3 năm qua có nguy cơ không trả nợ đúng hạn cao hơn các đối tƣợng cấp tín dụng ngắn hạn, nguyên nhân có thể kể đến là các khoản tín dụng có kỳ hạn dài đã gặp khó khăn về tình hình tài chính, khi có phân kỳ trả nợ vào năm 2013, 2014 không thể trả nợ đúng hạn. Từ đó, Agribank Tây Ninh có thể dự báo tình hình, cân đối nguồn vốn huy động của mình để có những quyết định cấp tín dụng theo cơ cấu kỳ hạn phù hợp, đảm bảo an toàn vốn ngân hàng.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu NQH theo ngành kinh tế của Agribank Tây Ninh qua các năm 2012, 2013, 2014
Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Tây Ninh và tính toán của tác giả
Biểu đồ 2.2 cho thấy dƣ nợ quá hạn các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn các ngành nghề sản xuất, chế biến có xu hƣớng tăng nhẹ vào năm 2014. Trong 2 năm 2013, 2014 tỷ lệ nợ quá hạn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm nhiều hơn tỷ lệ nợ quá hạn các ngành khác (ngành khai khoáng, vận tải kho bãi, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, báb, sửa chữa ô tô, mô tô và xe có động cơ khác,…), do khách hàng đƣợc cơ cấu lại
nợ và giữ nguyên nhóm nợ khi đƣợc ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ đúng hạn ở kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.6: Tỷ lệ NQH theo thành phần kinh tế của Agribank Tây Ninh các năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị: tỷ đồng,%
CHỈ TIÊU 2012 2013 2014
Dƣ nợ quá hạn 2.108 1.316 1.232 Nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân 1.999 1.162 1.045 Tỷ lệ nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân 94,83 88,3 84,82 Nợ quá hạn DN ngoài quốc doanh 109 144 187 Tỷ lệ nợ quá hạn DN ngoài quốc doanh 5,17 11,7 15,18 Nợ quá hạn hợp tác xã 0 0 0 Tỷ lệ nợ quá hạn hợp tác xã 0 0 0
Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank Tây Ninh và tính toán của tác giả
Từ số liệu bảng 2.6 cho tỷ lệ nợ quá hạn của hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dƣ nợ quá hạn, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn giảm qua các năm, từ 94,83% năm 2012, 88,3% năm 2013 và còn 84,82% năm 2014, đặc biệt trong năm 2013, 2014 Agribank Tây Ninh cho phép các khách hàng có khó khăn trong sản xuất kinh doanh không trả đƣợc nợ đúng hạn đƣợc cơ cấu, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hƣởng từ tình hình khủng hoảng kinh tế trong nƣớc và thế giới đã không thể trả
nợ gốc và lãi đúng hạn, thậm chí có doanh nghiệp thua lỗ đến mức phá sản, giải thể, một số khác chỉ hoạt động cầm chừng nên dƣ nợ giảm mà tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng tăng.
Dƣ nợ cấp tín dụng hợp tác xã chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dƣ nợ, tuy nhiên trong 3 năm từ 2012 đến 2014 chƣa phát sinh nợ quá hạn.
Cơ cấu nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo
Bảng 2.7: Tỷ lệ NQH theo hình thức bảo đảm tài sản của Agribank Tây Ninh
Đơn vị: tỷ đồng,%
CHỈ TIÊU 2012 2013 2014
Dƣ nợ quá hạn 2.108 1.316 1.232 Dƣ nợ quá hạn có tài sản bảo đảm 1.499 849 786 Tỷ lệ nợ quá hạn có tài sản bảo đảm/ Dƣ
nợ quá hạn
71,11 64,51 63,8
Dƣ nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm 609 467 446 Tỷ lệ NQH không có TSBĐ/Dƣ nợ Q. hạn 28,89 35,49 36,20
Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank tỉnh Tây Ninh và tính toán của tác giả
Bảng 2.7 cho thấy Agribank Tây Ninh thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định trong toàn hệ thống, cụ thể là các Quyết định số 1300/QĐ- HĐQT-TDHo và Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX, việc định giá tài sản theo khung giá đất của UBND tỉnh Tây Ninh thông báo từng năm. Tình hình cấp tín dụng tại Agribank Tây Ninh đối với nợ có đảm bảo tài sản chiếm cao hơn nợ quá hạn không có đảm bảo tài sản, nhƣng tỷ lệ này đã giảm qua các năm (71,11%, 64,51%, 63,8%), riêng nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo lại tăng lên hàng năm (28,89%, 35,49%, 36,2%). Chi nhánh cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm chủ
yếu là cấp tín dụng tiêu dùng đời sống đảm bảo bằng quỹ lƣơng của đối tƣợng cán bộ, viên chức, công chức trong tỉnh chi trả lƣơng qua ngân hàng và cấp tín dụng tín chấp theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ (hiện nay là NĐ 55/2015/NĐ-CP).
2.2.2.2. Chỉ tiêu nợ xấu
Bảng 2.8: Các nhóm nợ 3, 4, 5 và tỷ lệ nợ xấu của Agribank Tây Ninh các năm 2012, 2013, 2014 Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng nợ xấu Tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ (%) NĂM 2012 20 22 29 71 7.003 1,02 NĂM 2013 20 20 39 79 8.004 0,99 NĂM 2014 37 99 74 210 8.484 2,48
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp Agribank tỉnh Tây Ninh
Từ bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng qua các năm, nếu nhƣ năm 2012 nợ xấu chỉ ở mức 1,02% trên tổng dƣ nợ, năm 2013 là 0,99% trên tổng dƣ nợ, đến năm 2014 lại tăng lên rất cao, chiếm 2,48% trên tổng dƣ nợ do ảnh hƣởng từ tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh không thuận lợi, rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản; nông dân gặp khó khăn do giá cả hàng hóa không ổn định, hiện tƣợng “đƣợc mùa mất giá” diễn ra thƣờng xuyên, làm khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đây là dấu hiệu rất đáng lo ngại, tuy vẫn còn ở mức cho phép ( %). Qua đó, cho thấy rủi ro tiềm ẩn cao, nợ mất khả năng thanh toán ngày càng tăng. Nợ xấu tăng ảnh hƣởng không nhỏ đến
tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị, làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tốn kém nhiều thời gian để xử lý, thu hồi nợ.
2.2.2.3. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng
Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng của Agribank Tây Ninh các năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014
T/hiện Tốc độ +,- (%) T/hiện Tốc độ +,- (%) T/hiện Tốc độ +,- (%) Thu lãi 1.430 27,68 1.191 -16,71 1.133 -4,87 Tổng thu nhập 1.484 24,18 1.257 -15,3 1.201 -4,46 Tỷ lệ thu lãi/tổng thu nhập 96,36% 2,82 94,74% -1,68 94,32% -0,44
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả
Bảng 2.9 cho thấy hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam thể hiện qua tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng chiếm tỷ lệ rất cao và chủ yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng, luôn luôn chiếm trên 90% tổng thu nhập, nhƣng với tình hình kinh tế trong nƣớc ngày càng gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, hàng tồn kho cao, hàng hóa nông sản giảm giá, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân/hộ gia đình, Agribank Tây Ninh đã thực hiện giảm lãi suất tiền vay, từ đó ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập từ lãi cấp tín dụng của chi nhánh, với dƣ nợ tăng qua các năm (16,3%; 14,3%; 6,0%) nhƣng thu nhập từ lãi đã giảm cụ thể: năm 2012 đạt 1.430 tỷ đồng, tốc độ tăng 27,68% so với năm 2011; năm 2013 là 1.191 tỷ đồng, tốc độ giảm
16,71% so với năm 2012 và năm 2014 là 1.133 tỷ đồng, tốc độ giảm 4,87% so với năm 2013.
2.2.2.4. Chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2.10: Số liệu tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng của Agribank Tây Ninh qua các năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị: tỷ đồng, %
CHỈ TIÊU
NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 T/hiện Tốc độ +,- (%) T/hiện Tốc độ +,- (%) T/hiện Tốc độ +,- (%) DPRR tín dụng trích lập 39,4 97 22 -44,16 59,6 170,91 Dƣ nợ bình quân 6.573 15,2 7.258 10,42 7.928 9,23 Tỷ lệ trích lập DPRRTD 0,6% 140 0,3% -50 0,75% 150
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả
Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập đƣợc quy định tại Quyết định số 493- QĐ/NHNN và Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/5/2014 quy định 2 loại dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể, muốn chỉ tiêu này thấp cần phải hạn chế dƣ nợ xấu và nhất là nhóm dƣ nợ có khả năng mất vốn. Từ số liệu bảng 2.10 cho thấy tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng của Agribank chi nhánh Tây Ninh đã diễn biến theo tình hình nợ xấu và dƣ nợ của chi nhánh đã phân tích ở những phần trên, thể hiện cụ thể: năm 2012 là 0,6%, tốc độ tăng so với năm 2011 là 140% trong khi tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bình quân là 15,2%; năm 2013 là 0,3%, tốc độ giảm so với năm 2012 là 50% trong khi tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bình quân là 10,42%; năm 2014 là 0,75%, tốc độ tăng là 150%, trong khi tốc độ tăng trƣởng dƣ
nợ bình quân là 9,23%. Riêng trong năm 2014 dƣ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng rất cao, nên số tiền trích lập dự phòng cụ thể cũng lớn. Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng ngày càng cao nhƣng tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ ngày càng giảm cho thấy chất lƣợng tín dụng có xu hƣớng ngày càng xấu đi.
2.2.2.5. Chỉ tiêu xử lý rủi ro tín dụng
Bảng 2.11. Số liệu xử lý rủi ro tín dụng Agribank Tây Ninh qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng, %
CHỈ TIÊU 2012 2013 2014
Quỹ dự phòng đã xử lý rủi ro 12 9 34 Quỹ dự phòng đã trích lập 29,4 22 59,6 Chỉ tiêu xử lý rủi ro tín dụng (%) 40,82 40,09 57,04
Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả
Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại đều dùng nhiều biện pháp để xử lý rủi ro tín dụng, có thể kể đến nhƣ: xử lý các nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng (tổ chức quy trình tín dụng chặt chẽ, phân tán rủi ro tín dụng, nâng cao trình độ thẩm định,…), thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, miễn, giảm lãi vay cho khách hàng, hoặc phối hợp với khách hàng để khách hàng tự nguyện bán tài sản thu hồi nợ hoặc khởi kiện, bán nợ… Giải pháp cuối cùng và thƣờng xuyên là sử dụng nguồn dự phòng đã trích lập để xử lý rủi ro tín dụng khi các khoản nợ không thể thu hồi đƣợc và đã áp dụng các biện pháp trên nhƣng vẫn không thu đƣợc nợ. Bảng 2.11 Số liệu xử lý RRTD của Agribank Tây Ninh cũng giống nhƣ các ngân hàng khác, trong năm 2012 chi nhánh đã xử lý rủi ro tín dụng số tiền là 12 tỷ đồng, chiếm 40,92% trên quỹ dự phòng đã trích lập; năm 2013 là 9 tỷ đồng, chiếm 40,09% trên quỹ dự phòng đã trích lập; năm 2014 là 34 tỷ đồng, chiếm 57,04% trên quỹ dự phòng đã trích lập, chủ yếu chi nhánh chỉ đƣợc xử lý rủi ro bằng nguồn đã trích lập từ dự phòng cụ thể. Chỉ tiêu xử lý rủi ro tín dụng của năm 2014 đã tăng
nhiều so với năm 2012, 2013 do số nợ xấu cần xử lý đã tăng cao nên số dƣ quỹ dự phòng đã xử lý rủi ro chiếm tỷ lệ cao trong số dƣ quỹ dự phòng đã trích lập.