Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 28 - 34)

1.2. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng

Nhƣ chúng ta đã biết, tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, do đó chất lƣợng hoạt động tín dụng cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM và của toàn xã hội. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, có mặt đồng thời hai chủ thể là bên cấp tín dụng (ngân hàng) và bên nhận tín dụng (ngƣời vay). Cho nên chất lƣợng tín dụng trong quan hệ tín dụng xuất phát từ các nhân tố thuộc về khách hàng, ngân hàng và cả nhân tố môi trƣờng (Lại Xuân Thủy và Lê Thị Lệ Hằng, 2008). Để quản lý tốt chất lƣợng tín dụng phải tìm hiểu rõ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.

1.2.3.1. Nhân tố từ phía Ngân hàng

Ngân hàng vừa là chủ thể đại diện cho bên cầu về nguồn vốn huy động, đồng thời cũng đại diện cho bên cung về cấp tín dụng. Các nhân tố từ phía ngân hàng thƣờng liên quan đến sự phấn đấu của chính ngân hàng trên tất cả các mặt có liên quan tới hoạt động tín dụng và ảnh hƣởng trực tiếp đến những mặt khác nhau của chất lƣợng tín dụng. Các nhân tố từ phía ngân hàng gồm:

Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng trong hoạt động tín dụng vừa là những nội dung mang tính hƣớng dẫn thực hiện các hoạt động tín dụng vừa là cơ sở để cấp quản trị kiểm tra, điều chỉnh nhằm để giảm thiểu rủi ro. Nó là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng theo quỹ đạo, nó có ý nghĩa quyết định đối với một ngân hàng. Một ngân hàng có chính sách tín dụng đúng sẽ thu hút, hấp dẫn khách hàng đến với mình, đảm bảo nguồn thu nhập từ tín dụng mang lại trên cơ sở phân tán rủi ro, có mức độ rủi ro chấp nhận đƣợc, và phải tuân thủ pháp luật. Điều đó cho thấy chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng phụ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng có phù hợp, có đúng đắn hay không. Cho nên, một ngân hàng muốn có chất lƣợng tín dụng thì phải có chính sách tín dụng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với ngân hàng mình.

Chính sách tín dụng thƣờng đƣợc công bố rộng rãi cho toàn thể cán bộ tín dụng dƣới hình thức sổ tay tín dụng, trong đó có quy trình tín dụng, đó là những quy định nội bộ về trình tự các bƣớc nghiệp vụ trong một quá trình cấp tín dụng, từ

khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng cho tới khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân, thanh lý hợp đồng. Chất lƣợng tín dụng có đảm bảo hay không là do việc thực hiện tốt hay không tốt các quy định từng khâu và sự phối hợp với nhau giữa các khâu trong quy trình tín dụng.

Trong quy trình này, bƣớc đầu tiên là chuẩn bị cho vay rất quan trọng (lúc khách hàng nộp hồ sơ đề nghị vay vốn), đây là cơ sở để cán bộ ngân hàng thu thập thông tin, phân tích thông tin và thẩm định đối tƣợng vay vốn cũng nhƣ xem xét những quy định về điều kiện vay vốn của khách hàng.

Tiếp theo là quá trình theo dõi, quản lý khoản vay giúp ngân hàng kiểm tra đƣợc diễn biến khoản vay để có thể can thiệp, điều chỉnh khi cần thiết, sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và sử dụng biện pháp kiểm tra sẽ thiết lập đƣợc một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu cho chất lƣợng tín dụng, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Khâu quan trọng kế tiếp là thu nợ. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những điều kiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng, cùng những biện pháp kịp thời, đúng lúc sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Song song với các bƣớc trong quy trình là phải có sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển, chặt chẽ giữa các khâu của quy trình tín dụng sẽ làm cho vốn tín dụng đƣợc luân chuyển đúng theo kế hoạch đã đề ra, nhờ đó đảm bảo chất lƣợng tín dụng.

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: tổ chức của ngân hàng phải đƣợc sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban, từng bộ phận nghiệp vụ trong ngân hàng mình, trong toàn hệ thống cũng nhƣ giữa ngân hàng với các cơ quan khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của khách hàng; đồng thời, phải có sự theo dõi sát sao các khoản huy động vốn cũng nhƣ các khoản cho vay, để có cơ sở tiến hành các nghiệp vụ tín dụng tốt, lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng. Tổ chức bộ máy ngân hàng theo nguyên tắc tập trung và có phân cấp giúp cho ngân hàng quản lý chất lƣợng tín dụng đƣợc đồng bộ, thống nhất, cung cấp các khoản tín dụng

linh hoạt, nhanh chóng, đồng thời góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nƣớc từng thời kỳ.

Trình độ, năng lực của cán bộ: con ngƣời luôn là yếu tố then chốt, quyết định trong doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển, biến đổi không ngừng đòi hỏi con ngƣời phải thay đổi, phát triển để thích ứng và xử lý kịp thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, của nền kinh tế. Cho nên, ở khâu đầu tiên là tuyển chọn nhân sự rất quan trọng để sao cho nguồn nhân sự của ngân hàng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cao và kỹ năng nhạy bén, linh hoạt nhằm giúp ngân hàng thực hiện tốt chức năng kiểm soát nội bộ, phòng ngừa những sai phạm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, chuyên môn.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là biện pháp giúp Ban lãnh đạo có đƣợc các thông tin về tình hình kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang đƣợc xúc tiến, có phù hợp với các chính sách, mục tiêu đã định đồng thời bảo đảm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro.

Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng, hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm: Kiểm soát các cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, trong đó bao gồm các thủ tục, hồ sơ có liên quan đến các khoản vay.

Kiểm toán nội bộ phải đƣợc thực hiện định kỳ để đánh giá về tính thích hợp và sự tuân thủ các quy định, chính sách, thủ tục, quy trình tín dụng đã thiết lập, đƣa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình tín dụng nhằm góp phần đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Chất lƣợng tín dụng còn phụ thuộc vào mức độ phát hiện có kịp thời hay không và sự khắc phục sai sót có nghiêm túc và kịp thời không.

Do công tác kiểm soát nội bộ rất quan trọng đối với Ban lãnh đạo nên phải xây dựng, ban hành quy chế, cơ cấu kiểm soát hợp lý, chặt chẽ; cán bộ thuộc phần hành này phải hội đủ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn giỏi, trung thực, khách quan và phải có tâm huyết với hoạt động ngân hàng. Đồng thời phải có cơ chế thƣởng phạt minh bạch, nghiêm minh.

Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng: Để có thể quản lý và theo dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, song song với việc nâng cao chất lƣợng quản lý, hoạch định chính sách, kiểm soát nội bộ, yếu tố con ngƣời,… cần phải trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ công tác tín dụng, phần mềm ứng dụng thiết thực, tiên tiến, đảm bảo tính cạnh tranh và đồng thời phù hợp với khả năng tài chính và quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trong thời đại hội nhập hiện nay.

Các trang thiết bị, máy móc hiện đại, phần mềm thiết thực đƣợc trang bị nhằm để cập nhật, xử lý thông tin. Thông tin chính xác, đầy đủ thì việc xử lý thông tin sẽ hiệu quả, góp phần quan trọng đối với công tác điều hành, quản trị của ngân hàng nói chung, công tác tín dụng nói riêng. Cho nên, việc thu thập thông tin tín dụng có vai trò rất quan trọng trong quản lý chất lƣợng tín dụng. Nhờ có đƣợc thông tin tín dụng mà ngân hàng có thể đƣa ra những quyết định cần thiết trong việc cấp tín dụng hay không cấp tín dụng. Thông tin tín dụng có đƣợc từ các nguồn khác nhau: từ nguồn có sẵn do khách hàng cung cấp trong hồ sơ nộp tại ngân hàng hoặc từ các trung tâm xử lý thông tin, có từ nguồn khách hàng (khách hàng cung cấp qua các báo cáo hoặc từ nguồn khách hàng phản ánh), hoặc từ các nguồn thông tin khác (báo, đài,…). Số lƣợng, chất lƣợng của thông tin có ảnh hƣởng đến mức độ chính xác trong việc nhận định, phân tích khoản vay. Sự hỗ trợ của các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại sẽ giúp cho việc thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác phân tích tín dụng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả hơn.

1.2.3.2. Nhân tố từ phía khách hàng

Uy tín, đạo đức của người vay:

Để tránh rủi ro do khách hàng mang lại cho ngân hàng trong quy trình tín dụng của ngân hàng, các ngân hàng thƣờng đƣa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng.

Đạo đức của ngƣời vay rất quan trọng trong khâu thẩm định của ngân hàng, cho nên phải xem xét quá trình hoạt động kinh doanh của ngƣời vay từ quá khứ, hiện tại và chiến lƣợc kinh doanh sắp tới. Đạo đức, hay tính trung thực của ngƣời

vay có thể thay đổi ngay sau khi khoản vay đƣợc thực hiện, khách hàng khai báo không trung thực về thông tin số liệu nhƣ sử dụng vốn không đúng mục đích, giấy tờ giả mạo,…, chắc chắn sẽ ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng vì những hành vi gian lận sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Uy tín của khách hàng cũng là một nhân tố đáng quan tâm. Uy tín của khách hàng đƣợc xem là tiêu chí đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và thiện chí thực hiện trả nợ đúng nhƣ cam kết. Có thể đánh giá uy tín của khách hàng thông qua giá cả, chất lƣợng hàng hóa, mức độ chiếm lĩnh thị phần của hàng hóa, chu kỳ sống của sản phẩm lâu hay mau, quan hệ giao dịch của khách hàng với khách hàng, với đối tác,… nhƣ thế nào trong một quá trình dài, và thời gian tìm hiểu, phân tích càng dài sẽ cho chúng ta kết quả càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phải phân tích quá trình hoạt động của khách hàng từ các chuỗi số liệu càng dài thì mức độ chính xác càng cao.

Kinh nghiệm, năng lực quản lý của khách hàng: Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào năng lực, kinh nghiệm quản lý của khách hàng. Cũng giống nhƣ ngân hàng, nếu khách hàng vay có trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý tốt thì hiệu quả hoạt động kinh doanh cao dẫn đến khả năng trả nợ khách hàng tốt, đúng theo cam kết; ngƣợc lại, nếu năng lực yếu kém, trình độ quản lý yếu sẽ dẫn đến kinh doanh thua lỗ, dẫn đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng cũng sẽ ảnh hƣởng theo chiều hƣớng xấu.

1.2.3.3. Các nhân tố thuộc về môi trường

Môi trường kinh tế: Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trƣờng, trong đó có ngân hàng. Về mặt tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trƣờng thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và thu đƣợc lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng sẽ thu đƣợc các khoản nợ đã cho vay đúng hạn, tạo thu nhập theo đúng kế hoạch đề ra.

Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao trùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.

Tuy nhiên, để xã hội tồn tại và phát triển thì mỗi quốc gia đều đề ra mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, khi đó sẽ sử dụng mức lạm phát vừa phải để tăng trƣởng tín dụng, kích thích đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh. Nếu mở rộng quá mức dẫn đến lạm phát cao, đồng tiền mất giá, chất lƣợng tín dụng cũng giảm đi.

Môi trƣờng cạnh tranh trong nền kinh tế cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣng tác động theo hai hƣớng tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực sẽ làm cho ngân hàng tìm mọi biện pháp để nâng cao tính cạnh tranh nhƣ là đầu tƣ các trang thiết bị, công nghệ hiện đại; nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, chất lƣợng phục vụ khách hàng tốt hơn, hay đƣa ra nhiều sản phẩm tín dụng có chất lƣợng để khách hàng có nhiều lựa chọn,… Về mặt tiêu cực là trƣớc áp lực cạnh tranh gay gắt các ngân hàng sẽ bất chấp và bỏ qua các quy định, điều kiện cần thiết để cho vay, tăng trƣởng tín dụng tràn lan, từ đó làm tăng rủi ro và giảm đi chất lƣợng tín dụng.

Môi trường chính trị: Môi trƣờng chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nƣớc sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu trƣờng hợp xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị nhƣ: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công,…có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lƣu thông hàng hoá đình trệ,…). Và nhƣ vậy, những món tiền doanh nghiệp, cá nhân vay ngân hàng sẽ khó đƣợc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng.

Môi trường pháp lý: pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trƣờng. Không có môi trƣờng pháp luật hoặc hệ thống pháp luật

không phù hợp đều ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng, làm cho mọi hoạt động của nền kinh tế không đƣợc tiến hành trôi chảy. Do đó xây dựng một môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh, lành mạnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, góp phần nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)