Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 43 - 48)

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Tây Ninh qua các năm 2012, 2013, 2014

Đơn vị: tỷ đồng, %

CHỈ TIÊU

NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 GHI CHÚ T/HIỆN %+,- T/HIỆN %+,- T/HIỆN %+,-

NGUỒN VỐN 8.307 16,3 9.080 9,3 9.633 6,09 DƢ NỢ 7.003 16,3 8.004 14,3 8.484 6,0 DƢ NỢ XẤU 71 79 210 TỶ LỆ NỢ XẤU(%) 1,02 104 0,99 -2,94 2,48 150,51 THU DỊCH VỤ 24 10,5 28,2 17,5 34,3 21,63 THU NỢ ĐÃ XLRR 20 13,46 23 15,0 25 8,7 THU – CHI (chƣa có lƣơng) 259 10,1 324 25,1 340 4,94

Từ kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, chúng ta có thể đánh giá từng chỉ tiêu nhƣ sau:

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào trong nền kinh tế, và nguồn vốn huy động tại địa phƣơng có vai trò quan trọng và chủ yếu của ngân hàng. Nguồn vốn huy động địa phƣơng tại Agribank Tây Ninh (không bao gồm nguồn vốn huy động hộ Agribank) từ năm 2012 – 2014 có tăng trƣởng qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng ngày càng giảm, từ 16,3% xuống còn 6,09%, chủ yếu giảm từ nguồn tiền gửi của Kho bạc Nhà nƣớc, vì từ năm 2014 Agribank Tây Ninh chỉ là huy động hộ cho Agribank, và tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng giảm do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn ngoại tệ cũng giảm chủ yếu giảm từ nguồn vốn các doanh nghiệp do nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngƣng hoạt động,… ngoài ra CBCNV đƣợc giao chỉ tiêu chủ yếu vận động đƣợc nguồn vốn nội tệ, đối với nguồn vốn ngoại tệ do lãi suất huy động thấp, không hấp dẫn khách hàng gửi tiền (chủ yếu vận động từ dân cƣ). Nguồn vốn ngoại tệ mặc dù đã giảm từ 138 tỷ đồng năm 2012 chỉ còn 121 tỷ đồng của năm 2014 nhƣng chi nhánh vẫn đạt chỉ tiêu nguồn vốn huy động ngoại tệ mà Ngân hàng cấp trên giao.

Thị phần nguồn vốn huy động qua các năm cũng giảm so với tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Tây Ninh, nhƣng mức độ giảm không nhiều do lãi suất huy động đƣợc chủ động giảm để giảm thấp lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng chủ yếu là nông dân, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng nông sản.

2.1.2.2. Dư nợ cấp tín dụng

Xuất phát từ tốc độ tăng trƣởng chậm của nền kinh tế, tốc độ tăng trƣởng tín dụng ở mức thấp. Chính phủ chỉ đạo và cùng phối hợp NHNN đƣa ra nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn tín dụng. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ giảm hàng năm:

năm 2012 có tốc độ tăng trƣởng là 16,3%, năm 2013 là 14,3%, năm 2014 là 6,0% do ảnh hƣởng từ tình hình chung của toàn ngành ngân hàng và ảnh hƣởng từ tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế giảm qua các năm.

Dƣ nợ ngắn hạn thông thƣờng chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dƣ nợ thông thƣờng, phù hợp với kỳ hạn huy động vốn ngắn hạn, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản. Dƣ nợ trung, dài hạn thông thƣờng có tốc độ tăng trƣởng ngày càng cao, do lãi suất cho vay ngày càng giảm, kích thích việc đầu tƣ sản xuất kinh doanh dài hạn của các chủ thể trong nền kinh tế.

Địa bàn hoạt động của các chi nhánh trực thuộc Agribank Tây Ninh chủ yếu là địa bàn nông thôn, mặc dù đa số khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân nhƣng số lƣợng rất đông đảo (năm 2012 là 74.745 khách hàng; năm 2013 là 79.812 khách hàng, năm 2014 là 83.559 khách hàng), đó cũng là khách hàng mục tiêu của Agribank Tây Ninh, đóng góp quan trọng vào thu nhập của đơn vị. Thể hiện tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn qua các năm luôn chiếm trên 95% tổng dƣ nợ cho thấy Agribank Tây Ninh đã tận dụng đƣợc lợi thế về mạng lƣới của mình phủ khắp địa bàn nông thôn để mở rộng địa bàn tăng trƣởng tín dụng đồng thời đặc biệt quan tâm, chú trọng đối với việc đầu tƣ cho sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu tăng trƣởng kinh tế ở lịnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ…

2.1.2.3. Nợ xấu

Chỉ tiêu Nợ xấu là một trong những chỉ tiêu rất đƣợc quan tâm của các TCTD, đó cũng là chỉ tiêu để NHNN đánh giá chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng. Tại Agribank chi nhánh Tây Ninh có tỷ lệ nợ xấu tƣơng đối thấp, đều dƣới 2,5% qua các năm (chỉ tiêu đƣợc giao tối đa 2,5%), nhƣng có chiều hƣớng tăng cao trong năm 2014, cụ thể: số dƣ nợ xấu năm 2012 là 71 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 1,02%, tăng 104% so với tỷ lệ nợ xấu năm 2011; năm 2013 là 79 tỷ đồng, tỷ lệ 0,99%, giảm so với năm 2012 là 2,94%; năm 2014 là 210 tỷ đồng, tỷ lệ 2,48%, tăng 150,51% so với tỷ lệ nợ xấu năm 2013.

2.1.2.4. Hoạt động dịch vụ

Nhằm giảm thiểu rủi ro cũng nhƣ để dần dần thay đổi theo quy luật chung của ngành ngân hàng, theo hƣớng đi an toàn của các ngân hàng trên thế giới tỷ lệ thu ngoài tín dụng phải đạt từ 50% - 60% trong tổng thu nhập, đồng nghĩa với thu nhập từ lãi cho vay trên tổng thu nhập chỉ cần đạt từ 40%, 50%. Vì vậy, Agribank nói chung hay Agribank Tây Ninh nói riêng đã nhận thấy phải tăng cƣờng công tác bán chéo sản phẩm thông qua cho vay, vận động, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của Agribank để tăng thu ngoài tín dụng kết quả cho thấy tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng trƣởng qua các năm từ 10,5% (năm 2012 so với năm 2011), 17,5% (năm 2013 so với 2012), 21,63% (năm 2014 so với năm 2013); tƣơng đƣơng chiếm tỷ lệ dần từ 3,61% (năm 2012), 5,26% (năm 2013), 5,68% (năm 2014) so với tổng thu nhập.

2.1.2.5. Thu nợ đã xử lý rủi ro

Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại đều dùng nhiều biện pháp để xử lý rủi ro tín dụng, có thể kể đến nhƣ: xử lý các nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng (tổ chức quy trình tín dụng chặt chẽ, phân tán rủi ro tín dụng, nâng cao trình độ thẩm định,…), thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, miễn, giảm lãi vay cho khách hàng, hoặc phối hợp với khách hàng để khách hàng tự nguyện bán tài sản thu hồi nợ hoặc khởi kiện, bán nợ… Giải pháp cuối cùng và thƣờng xuyên là sử dụng nguồn dự phòng đã trích lập để xử lý rủi ro tín dụng khi các khoản nợ không thể thu hồi đƣợc và đã áp dụng các biện pháp trên nhƣng vẫn không thu đƣợc nợ. Agribank Tây Ninh đồng thời hàng năm đã rất tích cực trong công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập cho đơn vị, cụ thể năm 2012 số tiền thu nợ đã XLRR (gốc, lãi) là 20 tỷ đồng, năm 2013 là 23 tỷ đồng và năm 2014 là 25 tỷ đồng. Do đó, số dƣ nợ đã đƣợc XLRR hạch toán ngoại bảng chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng dƣ nợ (<1%).

2.1.2.6. Tình hình lợi nhuận (chênh lệch thu trừ chi chưa có lương)

Hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam thể hiện qua tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ lệ rất cao và chủ yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng, luôn luôn chiếm trên 90% tổng thu

nhập, nhƣng với tình hình kinh tế trong nƣớc ngày càng gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, hàng tồn kho cao, hàng hóa nông sản giảm giá. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân/hộ gia đình, Agribank Tây Ninh đã thực hiện giảm lãi suất tiền vay, từ đó ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập từ lãi cho vay của chi nhánh. Trƣớc tình hình khó khăn và nhận định đƣợc hoạt động tín dụng là hoạt động rủi ro nhất, nên Agribank Tây Ninh đã đƣa ra nhiều giải pháp để tăng thu từ các nguồn thu khác ngoài thu từ tín dụng, trong đó có các chính sách ƣu đãi khách hàng nhằm tăng nguồn thu từ hoạt động thanh toán, dịch vụ thẻ, bán chéo sản phẩm,… nhằm đảm bảo không giảm tổng nguồn thu cho chi nhánh, dẫn đến lợi nhuận thu đƣợc hàng năm đều tăng, cụ thể năm 2012 là 259 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,1% so năm 2011; năm 2013 là 324 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 25,1% so với năm 2012 và năm 2014 là 340 tỷ đồng, tăng 4,94% so năm 2013.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH TÂY NINH TỪ 2012-2014

Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh trong 3 năm 2012-2014 rất khó khăn, năm 2014 nhìn chung có cải thiện hơn so với năm 2013 nhƣng vẫn còn khó khăn, đặc biệt Tây Ninh là tỉnh nông nghiệp, chịu tác động rất lớn từ 3 cây thế mạnh, chủ lực của tỉnh là cao su, mía, mì, đồng thời phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Do thời gian qua khó khăn về giá cả, thời tiết và thị trƣờng nên cũng ảnh hƣởng bất lợi đến những doanh nghiệp và cá nhân liên quan trong lĩnh vực sản xuất, chế biến 3 loại nông sản trên. Ngƣời dân sản xuất nông nghiệp bị ảnh hƣởng về giá cả, dịch bệnh… còn các doanh nghiệp giải thể ngày càng nhiều do thua lỗ do giá cả biến động, sức mua yếu. Môi trƣờng kinh tế khó khăn, kéo theo môi trƣờng pháp lý cũng khá phức tạp, do chiếm dụng vốn lẫn nhau, không thanh toán nợ đúng hạn, trong khi đó lực lƣợng cán bộ của các cơ quan tƣ pháp quá ít, không đáp ứng nhu cầu công việc, số vụ việc thƣa kiện, phải thi hành án quá lớn (trên 700 vụ việc/ngƣời). Từ tình hình đó cũng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của Agribank Tây Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tây ninh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)