Xác định thời điểm chuyển đổi sang lạm phát mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ với lạm phát mục tiêu ở việt nam (Trang 99 - 101)

Để góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, điều cần thiết là phải ổn

định giá cả, do vậy việc đeo đuổi mục tiêu lạm phát là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhiều nước trên thế giới muốn thực hiện chính sách tiền tệ LPMT và Việt Nam cũng đang phấn đấu để thực hiện chính sách tiền tệ LPMT trong thời gian tới.

Theo dự đoán của IMF (2006), có 43 nước có thể chuyển sang cơ chế

LPMTvới các thời hạn khác nhau, trong đó Việt Nam cũng nằm trong nhóm quốc gia có khả năng chuyển sang chính sách tiền tệ LPMT. Vậy, theo dựđoán của IMF trong năm 2006 thì từ năm 2011 trởđi, Việt Nam có khả năng chuyển sang chính sách tiền tệ LPMT.Tuy nhiên, tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2011 còn nhiều khó khăn, chỉ số lạm phát vẫn còn cao và ngoài khả năng kiểm soát của NHNN. Đến năm 2012, nền kinh tế dần được khôi phục, chỉ số lạm phát giữ được ở mức 1 con số và đạt mục tiêu đề ra của NHNN.Tuy nhiên, NHNN chưa thể

cải cách thật nhanh để hội đủ các điều kiện cơ bản áp dụng chính sách tiền tệ LPMT nên Việt Nam chưa thể chuyển đổi ngay sang cơ chế LPMT hoàn toàn. Trong năm 2012, Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền tệ LPMT ngầm định, chuyển dần sang sử dụng công cụ lãi suất làm mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT thay thế

mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) và tín dụng hàng năm. Bước sang năm 2013, Việt Nam cần xúc tiến hoàn thiện dần các điều kiện áp dụng chính sách tiền tệ LPMT, đồng thời cần sự hỗ trợ về kỹ thuật của IMF để trong 2 năm tới nước ta có thể hoàn toàn áp dụng cơ chế LPMT trong điều hành CSTT.

Bng 3.1: Nhng quc gia có th chuyn sang cơ chế lm phát mc tiêu

Thi gian S lượng Quc gia

1 – 2 năm 2 Costa Rica, Ai Cập

3 – 5 năm 14

Anbani, Armenia, Botswana, Cộng hòa Dominica, Guatemala, Mautritius, Uganda, Angola, Azerbaijan, Georgia, Guinea, Morocco, Pakistan, Paraguay

Trên 5 năm 17

Belarus, Trung Quốc, Kenya, Kygyz, Moldova, Serbia, Sri Lanka, Việt Nam, Zambia, Bolivia, Hondarus, Nigeria, Papua New Guinea, Sudan, Tunisia, Uruguay, Venezuela.

(Ngun: IMF [55])

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ với lạm phát mục tiêu ở việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)