mục tiêu
LPMT là một cơ chếđiều hành chính sách tiền tệ của NHTW mà dựa trên nền tảng là dự báo xu hướng lạm phát năm tới để đưa ra mức lạm phát mục tiêu trung hạn và mức lạm phát này được định lượng bằng một chỉ số hoặc một khoảng biên
độ cụ thể cho năm kế hoạch và không thực hiện các mục tiêu nào khác. CSTT LPMT có những ưu điểm và hạn chế sau: Ưu điểm: - Trong giới hạn của mình, NHTW có thể linh hoạt lựa chọn và sử dụng các công cụ của mình đểđạt một mục tiêu duy nhất đó là chỉ số lạm phát mục tiêu.
- Khi áp dụng lạm phát mục tiêu, NHTW sẽ phải chịu trách nhiệm chính thức và vô điều kiện trong việc thực hiện CSTT để đạt được chỉ số mục tiêu dựa trên chỉ số dự báo lạm phát do chính NHTW đưa ra, đó là cơ sở xác định lòng tin của công chúng với cơ quan quản lý tiền tệ và là cơ chếđể xác định mức độ hoàn thành sứ mệnh của NHTW.
- Đây là cơ chếđiều hành CSTT vừa tạo cho NHTW sự tập trung cần thiết vừa được quyền tự do, linh hoạt và quyền tự quyết nhất định trong điều hành CSTT.
Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm thì chính sách tiền tệ LPMT cũng có nhược điểm là: - Khi năng lực điều tiết của chính sách tiền tệ không cao sẽ đẩy NHTW vào vòng luẩn quẩn trong việc lựa chọn ưu tiên giữa các cơ chế điều hành (tỷ giá, lãi suất, và khối lượng tiền) của CSTT.
- Khi áp dụng LPMT, NHTW sẽ phải chịu trách nhiệm chính thức và vô
điều kiện trong việc thực hiện CSTT đểđạt được chỉ số lạm phát mục tiêu dựa trên chỉ số dự báo lạm phát do chính NHTW đưa ra đểđảm bảo uy tín của NHTW trong việc thực thi CSTT theo mục tiêu đã định, nhằm tạo sự tin tưởng cao từ xã hội. Điều này gây áp lực trong quá trình điều hành CSTT của NHTW.