Đối với công cụ tái cấp vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ với lạm phát mục tiêu ở việt nam (Trang 93 - 99)

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở và công cụ tái cấp vốn đều là hai công cụ

nhằm mục đích là cung cấp vốn khả dụng cho các TCTD. Tuy nhiên, đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở thì NHNN chủđộng hơn trong việc thực hiện cung cấp vốn khả dụng cho các TCTD theo ý đồ can thiệp vào thị trường của NHNN do:

chủđộng hơn trong việc cung ứng vốn khả dụng cho các TCTD.

Nghiệp vụ thị trường mở phản ánh sát thực hơn quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường vì những thành viên tham gia trên thị trưởng sẽ không biết được mức lãi suất sẽ là bao nhiêu và họ thực hiện đặt giá thầu trên thị trường.

Còn đối với công cụ tái cấp vốn, NHNN phải phụ thuộc vào các TCTD,

đồng thời lãi suất là do NHNN ấn định nên nó không phản ánh được cung cầu vốn trên thị trường, vì vậy, NHNN nên hạn chế việc sử dụng công cụ tái cấp vốn.

3.3.3. Công c d tr bt buc

Công cụ này có tác dụng tác động đến nhu cầu vốn khả dụng của các TCTD,

đồng thời cũng tác động đến tính hiệu quả của CSTT, công cụ này cũng được coi là một trong những công cụ chủ yếu để điều hành CSTT. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quảđiều tiết của công cụ này như: điều chỉnh tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải linh hoạt phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế từng thời kỳ. Khi nền kinh tế không có biến động quá lớn thì không nên thay đổi tỷ lệ dự trữ

bắt buộc, một tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhỏ sẽ góp phần phòng ngừa rủi ro và duy trì thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Trong những trường hợp cần có sựđiều chỉnh lớn cả về giá và lượng thì NHNN mới sử dụng công cụ này để hỗ trợ với công cụ

nghiệp vụ thị trường mở nhằm nâng cao hiệu quảđiều hành CSTT.

3.3.4. Công c lãi sut

Do lãi suất là yếu tố của thị trường, là đối tượng tác động của CSTT. Vì vậy, trong thời gian tới NHNN cần:

Th nht, tiếp tục điều chỉnh lãi suất cơ bản phù hợp với xu hướng lãi suất trên thị trường. NHNN không nên ấn định lãi suất tín dụng mà sử dụng những công cụ quản lý gián tiếp để tác động giữ mức lãi suất một cách hợp lý, tiếp tục lấy lãi suất cơ bản làm lãi suất định hướng thị trường, thực hiện điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa.

Th hai, chọn lãi suất liên ngân hàng bổ sung vào mục tiêu hoạt động của CSTT vì lãi suất liên ngân hàng thể hiện được cung cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ngày càng tăng lên,

đồng thời NHNN có thể can thiệp vào lãi suất liên ngân hàng thông qua sử dụng nghiệp vụ thị trường mở. NHNN sẽ xác định một mức mục tiêu cho lãi suất liên ngân hàng và sử dụng nghiệp vụ thị trường mở một cách thường xuyên để duy trì mức lãi suất thị trường liên ngân hàng phù hợp với giá trị mục tiêu đó.

Th ba,NHNN cũng cần xây dụng một mức lãi suất chủ đạo để định hướng lãi suất liên ngân hàng theo mục tiêu đã định. Việc hình thành mức lãi suất chủ đạo kết hợp với nghiệp vụ thị trường mởđểđiều tiết lãi suất liên ngân hàng là cần thiết góp phần định hướng cho lãi suất liên ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay, lãi suất tái cấp vốn có thể được thiết lập thành mức lãi suất nhằm khống chế dao động của lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn cần được sử dụng là lãi suất trần của lãi suất liên ngân hàng.

Th tư, để khống chế lãi suất liên ngân hàng một cách hiệu quả thì cần phải phân định chức năng của từng hình thức cho vay.Lãi suất cho vay tái cấp vốn phải cao hơn lãi suất liên ngân hàng, sử dụng các chứng từ có giá làm vật thế chấp nhằm bổ sung vốn khả dụng cho các TCTD trong trường hợp các TCTD gặp khó khăn trên thị trường liên ngân hàng, loại hình cho vay này không khống chế hạn mức, NHNN sẵn sàng cung ứng vốn khi TCTD có nhu cầu.

Như vậy, việc ấn định lãi suất tái cấp vốn có ý nghĩa quan trọng vì nó chỉ ra giới hạn biến động của lãi suất liên ngân hàng theo mục tiêu của NHNN và việc sử

dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở thường xuyên đểđiều tiết lãi suất liên ngân hàng để duy trì nó trong khung chỉđạo của NHNN.

Th năm, việc NHNN sử dụng các biện pháp hành chánh trong điều hành CSTT như quy định mức trần lãi suất tiền gửi VND và tiền gửi USD. Việc sử dụng các biện pháp hành chánh có thể làm cho thị trường trở nên méo mó, xuất hiện các hiện tượng tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng nhằm chạy

đua lãi suất và các biện pháp lách luật trở nên tinh vi hơn, điều đó gây trở ngại cho công việc giám sát của NHNN. Chính vì vậy, NHNN cần giảm dần các biện pháp hành chánh trong điều tiết lãi suất nhằm đẩy mạnh quá trình tự do hóa lãi suất để đảm bảo lãi suất phản ánh đúng cung cầu thị trường tài chính khi nền kinh tếđã dần

ổn định.

3.3.5. Công c t giá

Th nht, NHNN cần nới rộng biên độ dao động tỷ giá nhằm tạo cho CSTT có sựđộc lập nhất định trong việc duy trì và điều tiết các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế trước những ảnh hưởng thị trường tài chính bên ngoài thông qua sự biến

động tỷ giá và lãi suất ngoại tệ.

Th hai, NHNN xác định biên độ dao động tỷ giá cần dựa vào kết quả phân tích cung cầu thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tham khảo mức độ chênh lệch giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá do các NHTM áp dụng trong thời gian qua.

Th ba, NHNN vẫn có thể giữ quyền can thiệp thị trường khi tỷ giá biến động vượt khỏi khung biên độ cho phép và yêu cầu NHNN giải trình xu hướng và lý do can thiệp cho công chúng là điều cần thiết trong việc thực hiện chính sách tiền tệ

LPMT.

3.4. GII PHÁP TĂNG CƯỜNG S PHI HP TRONG ĐIU HÀNH

CHÍNH SÁCH TIN T

3.4.1. Phi hp cht ch vi các b, ngành

NHNN chủ trì xây dựng CSTT để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết

định, đồng thời, NHNN cũng là người tổ chức thực thi CSTT đã được phê duyệt. CSTT là một bộ phận của hệ thống chính sách kinh tế quốc gia, nó có mối quan hệ

mật thiết với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Vì vậy, Chính sách tiền tệ sẽ kém khả thi và quá trình điều hành CSTT sẽ không đạt hiệu quả tối đa nếu không có sự

phối hợp của các bộ, ngành khác. Điều này được quy định tại điều 5 của luật NHNN năm 2010: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với NHNN trong việc quản lý nhà nước về tiền tệ

và ngân hàng.” Sự phối hợp này trước hết là việc cung cấp thông tin một cách trung thực và kịp thời cho NHNN.

3.4.1.1. Đối vi b tài chính

Th nht, cung cấp các thông tin về thu chi Ngân sách Nhà nước hàng ngày cho NHNN để NHNN có thể nắm bắt kịp thời các diễn biến về ngân sách nhà nước.

Đối với các khoản chi có giá trị lớn cần cung cấp kịp thời với NHNN. Nếu ngân sách nhà nước bị thiếu hụt thì bộ tài chính phải cung cấp cho NHNN bảng kế hoạch nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách; kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.

Th hai, cung cấp thông tin về sự biến động giá cả thị trường để NHNN có cơ

sởđưa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Th ba, cần thực hiện nghiêm túc các cam kết về các khoản tạm ứng từ

NHNN; về số lượng phát hành tín phiếu kho bạc để không ảnh hưởng đến quá trình

điều hành CSTT của NHNN.

3.4.1.2. Đối vi b kế hoch đầu tư

Cung cấp các thông tin về kế hoạch đầu tư trung và dài hạn hàng năm, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Các thông tin này giúp cho NHNN có cơ sở để dự báo nhu cầu tín dụng, nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế.

3.4.1.3. Đối vi b thương mi

Cung cấp cho NHNN các thông tin về chính sách thương mại, tình hình xuất nhập khẩu…để phân tích cán cân thanh toán quốc tế qua đó mà dự báo sự biến động tài sản có ngoại tệ.

3.4.1.5. Đối vi tng cc thng kê

Cung cấp các số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế xã hội của cả nước có liên quan đến việc hoạch định và thực thi CSTT, kịp thời thông báo các chỉ tiêu kinh tế thực hiện trong kỳ để NHNN nắm được diễn biến tình hình, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

3.4.2. Phi hp chính sách tin t vi chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai bộ phận chủ yếu của hệ thống chính sách kinh tế tài chính quốc gia, hai chính sách này tuy có những chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội chung của mỗi quốc gia.

Chính sách tài khóa là chính sách thu chi của Chính phủ hay còn gọi là chính sách ngân sách. Thực tế, ngân sách Nhà nước thường rơi vào tình trạng bội chi nên

để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ có thể thực hiện theo các hình thức:

Chính phủ vay tiền từ NHNN để bù đắp thâm hụt ngân sách, nhưng hình thức này làm khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên gây áp lực cho mục tiêu ổn

định tiền tệ, kiểm soát lạm phát của NHNN.

Chính phủ có thể vay tiền từ các TCTD, nếu NHNN không điều tiết tiền cung ứng cho nhu cầu vốn tín dụng của các TCTD thì các TCTD buộc phải hạn chế

cho vay đối với khu vực tư nhân, điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định làm giảm nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân, qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Còn nếu Chính phủ vay tiền từ TCTD có sự hỗ trợ của NHNN cung ứng tiền cho các TCTD thì sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, gây áp lực lạm phát. Nếu Chính phủ vay từ dân chúng, từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế khác bằng cách phát hành các chứng khoán nợ như tín phiếu, trái phiếu,..thì phương thức bù

đắp thiếu hụt ngân sách này cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng và cuối cùng là tác động làm hạn chế khả năng cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng. Tóm lại, phương thức bù đắp thiếu hụt ngân sách thông qua việc Chính phủ vay từ hệ thống ngân hàng hoặc phi ngân hàng đều ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ có thể vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách. Để trả

nợ nước ngoài, Chính phủ buộc phải tăng cường xuất khẩu hoặc sử dụng dự trữ

quốc gia, ảnh hưởng đến cân đối tiền – hàng trong nước. Hơn nữa, mức lãi suất nợ

nước ngoài biến động làm giá trị thực của nợ nước ngoài cũng biến động theo gây mất ổn định tiền tệ.

Thâm hụt ngân sách Nhà nước được bù đắp theo hình thức nào thì cũng tác

động đến các biến số của nền kinh tế. Thực tế, hàng năm NHNN vẫn phải cung ứng lượng tiền không nhỏ cho Chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, các khoản tạm ứng này thường khó được hoàn trả trong năm theo đúng quy định của Luật làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên, gây áp lực tăng lạm phát.

Để giải quyết vấn đề này, tránh mâu thuẩn giữa CSTT và chính sách tài khóa thì NHNN và Chính phủ phải có sự phối hợp giữaCSTT và chính sách tài khóa.

Th nht,về phía Chính phủ hạn chế thâm hụt ngân sách bằng cách tăng thu giảm chi. Chính phủ tăng các khoản thu chủ yếu là từ thuế vì đây là khoản thu lớn và đều đặn, đồng thời cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, Chính phủ cần phải tính toán cân đối giữa mức tăng thu và giảm chi như thế nào để gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cần thành lập một ban phân tích dự án, các thành viên trong ban phân tích dự án phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực phân tích hiệu quả dự án đầu tư để rà soát lại và cắt bỏ các hạng mục đầu tư

kém hiệu quả. Đồng thời, giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, đẩy mạnh thực hành tiết kiện, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách.

Th hai,tăng khả năng huy động vốn của Chính phủ qua kênh huy động từ thị

trường tài chính. Chính phủ cần lên kế hoạch cụ thể về số lượng chứng khoán phát hành trong năm để bù đắp thiếu hụt ngân sách, đa dạng hóa các loại kỳ hạn chứng khoán với lãi suất linh hoạt sát với lãi suất thị trường, tăng dần tần suất đấu thầu và hoàn thiện kỹ thuật đấu thầu nhằm đánh giá theo mức giá phù hợp, khuyến khích sự

tham gia đông đảo của các thành viên tham gia thị trường.

Th ba, NHNN cho vay để bù đắp ngân sách Nhà nước hàng năm phải được khống chế bởi một hạn mức cụ thể do Quốc hội quy định bằng văn bản cụ thểđược sự nhất trí của thống đốc NHNN trên cơ sở vẫn ưu tiên cho mục tiêu của CSTT là kiềm chế lạm phát.

Th tư,các khoản vay của Chính phủ phải được lên kế hoạch từ đầu năm và phải nằm trong kế hoạch cung ứng tiền của NHNN.

Th năm, nếu Chính phủ vay tiền từ NHNN thì khoản vay này phải mang tính tạm thời và cấp bách và Chính phủ phải có kế hoạch tài chính để trả nợ kịp thời và đúng tiến độ trong năm ngân sách.

Th sáu,chính sách tài khóa và CSTT phải luôn có sự thống nhất với nhau về

quan điểm và đồng thuận về mục tiêu đó là mục tiêu kiềm soát lạm phát.

3.5.CÁC BƯỚC ĐI CN THIT NHM ÁP DNG CHÍNH SÁCH TIN T

LM PHÁT MC TIÊU VIT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ với lạm phát mục tiêu ở việt nam (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)