Thứ nhất, diễn biến kinh tế thế giới trong và ngoài nước những năm qua diễn biến khó lường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 diễn biến phúc tạp ảnh hưởng nhất định đến việc xác định mục tiêu, khả năng dự báo và điều hành CSTT của NHNN Việt Nam. Ngoài ra, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các luồng ngoại tệ chảy vào và ra Việt Nam từ
hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp,..biến
động mạnh mẽ làm cho việc điều hành CSTT của NHNN trở nên khó khăn và phức tạp.
Thứ hai, hoạt động điều hành CSTT của NHNN còn phụ thuộc nhiều vào Chính phủ. NHNN chỉ là cơ quan thực thi CSTT, chưa thật sự là cơ quan hoạch
định CSTT. Thậm chí, quá trình điều hành còn bị chi phối bởi các quyết định của Chính phủ. CSTT còn bị phụ thuộc quá nhiều vào các chính sách khác, thậm chí làm hộ công việc của các chính sách khác như: hỗ trợ các ngành sản xuất kinh doanh thông qua lãi suất, tỷ giá,…
Thứ ba, trong điều hành CSTT, NHNN đã thực hiện một khuôn khổ CSTT đa mục tiêu và không xác định rõ từng giai đoạn cụ thể mục tiêu nào là mục tiêu hàng
đầu, dẫn đến việc điều hành CSTT đôi khi còn bị động và chậm phản ứng với những thay đổi của thị trường.
Cụ thể năm 2010: trong 3 quý đầu năm 2010,theo 39/NQ-CP ngày 4/10/2010 thì: “tiếp tục điều hành CSTT chủđộng, linh hoạt, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và yêu cầu kiêm chế lạm phát, chủ động áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả
trường ngoại hối theo hướng khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần ổn định cán cân thanh toán vĩ mô”. Kết quả, trong quý 4 năm 2010, đứng trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính phủđã ban hành chỉ thị số
1875/CT-TTG ngày 11/10/2010 đưa ra biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường và chỉ thị 2164/CT-TTG ngày 30/11/2010 về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảm
đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường. Những diễn biến trên cho thấy, điều hành của NHNN chưa phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô mà lệ thuộc vào chủ trương giảm mặt bằng lãi suất thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kết quả lạm phát năm 2010 tăng cao 11.75%. Chính vì vậy việc đeo đuổi nhiều mục tiêu cuối cùng trong một số năm còn khó khăn, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Thứ tư,NHNN không thể kiểm soát được hết các nhân tố tác động đến MBnên không thể điều hành được mức tăng MB là lượng tiền thật sự cung ứng ra cho nền kinh tế. Ngoài ra, việc lựa chọn M2 và tín dụng làm mục tiêu trung gian của CSTT cũng chưa phù hợp vì tác động của nó đến các biến số của nền kinh tế chưa rõ ràng và NHNN cũng không kiểm soát được hết các nhân tố tác động đến M2. Thực tế, NHNN muốn kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng việc kiểm soát M2 cũng khó khăn thì mục tiêu cuối cùng thật khó đạt được.
Thứ năm, NHNN thực hiện các mục tiêu của CSTT thông qua các công cụ
của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, NHNN chưa có sự kết hợp chặt chẽ các công cụ
nên không phát huy được hết vai trò của nó. Ví dụ, trong điều kiện lạm phát đang bùng phát cao đầu năm 2008, việc lựa chọn sử dụng công cụ tái cấp vốn tuy giải quyết được khó khăn thanh khoản cho một số TCTD, nhưng làm tăng thêm tiền cung ứng trong lưu thông, gây áp lực thêm cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Thứsáu, NHNN chưa xác định được mô hình kinh tế lượng cho việc dự báo cầu tiền tệ, lạm phát cơ bản, mô hình xác định tác động của những thay đổi của lãi suất, tỷ giá đến tăng trưởng, lạm phát,…Việc dự báo lạm phát hiện nay của NHNN chủ yếu dựa vào những mô hình đơn giản, sự thiếu hụt về thông tin cũng như những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả dự báo
làm cho NHNN thụ động trong việc điều hành CSTT. Do vậy, điều hành CSTT của NHNN rất khó có hiệu quả cao.
Tóm lại,hoạt động điều hành CSTT của NHNN còn phụ thuộc nhiều vào Chính phủ. NHNN chỉ là cơ quan thực thi CSTT, chưa thật sự là cơ quan hoạch
định CSTT. Đồng thời, trong quá trình điều hành CSTT, NHNN chưa lượng hóa
được mức độ tác động của lượng cung tiền đến mục tiêu cuối cùng. Ngoài ra, các công cụ trong quá trình điều hành của NHNN chưa có sự kết hợp chặt chẽ nên không phát huy được hết vai trò của nó. Thông tin và các dữ liệu kinh tế vĩ mô trong công tác dự báo, xây dựng và thực thi chưa đầy đủảnh hưởng đến hoạt động
định hướng can thiệp thị trường của NHNN còn chậm và thiếu linh hoạt.
2.3.ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU
Ở VIỆT NAM
2.3.1.Sự cần thiết áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam
Qua quá trình phân tích thực trạng điều hành CSTT của NHNN, ta thấy tỷ lệ
lạm phát ở Việt Nam lên xuống thất thường trong các năm qua, có những năm lạm phát giữđược ở một con số như năm 2009 (6.52%) và năm 2012 (6.81%), nhưng có nhiều năm lạm phát tăng cao ở mức 2 con số như năm 2008 (19.9%), 2010 (11.75%) và năm 2011 (18.13%). Theo lý thuyết kinh tế học thì có hai nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao là do cầu kéo và chi phí đẩy. Cầu kéo làm cho lạm phát tăng khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng và sử dụng gần hết nguồn lực sẵn có, khi đó tổng cầu (gồm: cầu chi tiêu của cá nhân và chính phủ, cầu đầu tư của doanh nghiệp, cầu chi tiêu của người nước ngoài tức là xuất khẩu ròng) gia tăng sẽ
làm cho lạm phát tăng vì nền kinh tế không còn tiềm năng để tăng trưởng, nên tổng cầu tăng không làm tổng cung tăng mà chỉ làm tăng giá cả. Khi tổng tiền mặt trong lưu thông tăng lên cũng thể hiện tổng cầu tăng lên. Trong trường hợp NHNNđiều hành CSTT làm cho khối tiền trong lưu thông tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm cho tổng cầu tăng lên. Xét nguyên nhân chi phí đẩy là khi nên kinh tế còn nằm dưới mức sản lượng tiềm năng mà giá các yếu tốđầu vào của nền sản xuất tăng cao sẽ làm lạm phát tăng cao. Như vậy, có thể thấy lạm phát tăng cao có thể là do 2
nguyên nhân: chủ quan từ việc điều hành chính sách của Nhà nước mà cụ thể hơn trong phần nghiên cứu này là việc điều tiết cung tiền của NHNN, và nguyên nhân khách quan là do chi phí đẩy của nền kinh tế. Tuy nhiên, ởđây chỉ nghiên cứu góc
độ là CSTT của NHNN trước nguy cơ lạm phát càng ngày càng tăng, có phải chăng CSTT theo kiểu truyền thống của NHNN đã đến lúc không còn phù hợp với tình hình kinh tế ngày càng biến động phức tạp.
Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam cần phải áp dụng chính sách tiền tệ
LPMT trong thời gian tới? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Việt Nam cần áp dụng chính sách tiền tệ LPMT nhưng tập trung chủ yếu vào ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất, thực trạng phân tích điều hành CSTT của NHNN Việt Nam trong thời gian qua, nhận thấy NHNN đang thực hiện CSTT đa mục tiêu: vừa kiểm soát lạm phát ở mức thấp, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tếở mức cao, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định nền kinh tế vĩ mô,… và để thực hiện đa mục tiêu đó NHNN đã lựa chọn mục tiêu trung gian là tổng phương tiện thanh toán M2 và tín dụng, mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền cơ bản MB. Việc lựa chọn mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động như trên đã góp phần tích cực để đat được mục tiêu cuối cùng chủ yếu là kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, cụ thể là: năm 2012 đạt 6.81%, tăng trưởng đạt 5.03%. Song, tỷ lệ lạm phát vẫn còn có nguy cơ tăng cao và gây ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế của Việt Nam. Mà việc kiểm soát M2 và tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua đã gặp nhiều khó khăn, đồng thời cơ chế truyền dẫn nó đến mục tiêu cuối cùng không rõ ràng. Ngoài ra, việc đeo đuổi CSTT đa mục tiêu không những làm cho việc thực thi và điều hành CSTT phức tạp mà còn làm cho việc đánh giá hiệu quảđiều hành CSTT cũng không chính xác. Vì thế, vấn đề này đặt ra cho NHNN nhu cầu cấp bách
đối với việc kiểm soát lạm phát cũng như tìm kiếm một cơ chếđiều hành CSTT cho phép kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn, đảm bảo vừa kiềm chế được lạm phát vừa tiếp tục giữ vững tăng trưởng ở mức hợp lý.
Thứ hai,trong 2 thập kỷ qua, số nước áp dụng lạm phát mục tiêu ngày càng tăng cao, trong sốđó có những nước có nền kinh tế mới nổi và cũng có nhiều nước
có nền kinh tế phát triển. Có thể nói cơ chếđiều hành CSTT với LPMT đã mang lại thành công đáng kể trong việc kiểm soát lạm phát ở một số nước.
Bảng 2.5: Tỷ lệ lạm phát trước khi chuyển sang khuôn khổ lạm phát mục tiêu
Đơn vị tính: % Nước t Lạm phát tại thời điểm t<4 năm Lạm phát tại thời điểm t<3 năm Lạm phát tại thời điểm t<2 năm Lạm phát tại thời điểm t<1 năm Lạm phát tại thời điểm t Brasil 1999 66.0 15.8 6.9 3.2 4.9 Chile 1990 20.6 19.9 14.7 17 26 Cộng hòa Séc 1997 10.1 9.1 8.8 8.4 Israel 1991 19.8 16.3 20.2 17.2 19 Ba Lan 1998 33.3 26.8 20.2 15.9 11.7 Nam phi 1999 8.6 7.4 8.6 6.9 5.2
(Nguồn:Lạm phát mục tiêu và lưu ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệở Việt
Nam - Uỷ ban kinh tế QH và UNDP-NXB, NXB Tri thức 2012[53])
(Ghi chú: t là thời điểm chuyển sang khuôn khổ lạm phát mục tiêu)
Theo bảng 2.5, kể từ khi áp dụng chính sách tiền tệ LPMT thì chỉ số lạm phát
ở các nước như: Brasil, Chile, Cộng hòa Séc, Israel, Ba Lan,..đã giảm đáng kể. Như
vậy, chính sách tiền tệ LPMT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước và ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát.
Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, diễn biến tình hình kinh tế thế giới phức tạp,xu hướng tự do hóa thương mại, tự do hóa chu chuyển vốn và những biến động về chính trị càng làm cho giá cả trong nước bị ảnh hưởng và dễ biến động nên NHNN Việt Nam cần có một cơ chế CSTT mới phù hợp với thời đại và xu hướng chung của thế giới đó là chính sách tiền tệ LPMT.
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng tình hình kinh tế trong nước và những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì duy trì lạm phát ở mức hợp lý và ổn định phải trở thành mục tiêu hàng đầu của CSTT vì khi nền kinh tế có mức lạm phát ở
mức thấp và ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Theo quỹ tiền tệ thế giới (IMF)cũng cho rằng việc NHTW các nước chuyển sang chính sách tiền tệ LPMT là cần thiết, đặc biệt đối với các nước đang thực hiện chuyển đổi kinh tế như Việt Nam thì đòi hỏi hệ thống tài chính sớm minh bạch hơn. Nên Việt Nam hướng tới chính sách tiền tệ LPMT là phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tương lai.
Ngoài ra, quan điểm của NHNN và các cơ quan chức năng đứng đầu Chính phủ về mối tương quan giữa mục tiêu lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế
trong thời gian gần đây đã có sựđổi mới. Điều này thể hiện rõ trong đổi mới Luật NHNN Việt Nam năm 2010, đã quy định CSTT là: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trịđồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.”. Như
vậy, Luật NHNN Việt Nam năm 2010 cũng đã khẳng định mục tiêu hàng đầu của CSTT đó là kiềm chế lạm phát, đồng thời cũng khẳng định vai trò của NHNN trong việc điều hành CSTT “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, chúng ta không thể tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá mà bỏ qua mục tiêu lạm phát, phải hy sinh phần nào mục tiêu tăng trưởng kinh tếđể giải quyết
được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Khi đặt kiềm chế lạm phát lên làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế chỉ là thứ yếu. Chính quan điểm đổi mới này đã tạo tiền đề cần thiết, không thể thiếu đểủng hộ việc áp dụng chính sách tiền tệ LPMT trong tương lai của NHNN.
2.3.2. Đánh giá thực trạng điều kiện áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam